Trà Ngủ Ngon

Trà ngủ ngon được nghiên cứu từ các thảo dược thiên nhiên
Thành phần: nhãn lồng, đinh lăng, củ sen, gừng, cỏ ngọt
1. Tác dụng của Củ Sen:
Sen là loại cây thân rễ, thân thảo sống lâu năm, thường mọc cao đến 150 cm, tán ngang 3 mét. Rễ dài, hơi tròn từ màu trắng đến nâu đỏ. Những chiếc lá lớn nổi trên mặt nước. Các lá có tính thấm nước, hình cầu, lõm hình chén với đường kính 60cm. Thân cây dày, mang hoa cao vài cm trên mặt nước. Hoa lưỡng tính, hình elip thuôn dài đến hình trứng, đường kính khoảng 10-25 cm và có mùi thơm dịu. Cánh hoa màu trắng đến hồng và nhiều. Hoa nở vào buổi sáng và khép lại vào buổi tối. Quả giống như quả hạch, hình trứng thuôn dài, màu nâu, nhẵn với kích thước 1,0 - 2,0 × 7 - 1,5 cm. Quả có hạt màu đen, cứng và hình trứng.
Củ sen có tên gọi theo Đông Y là liên ngẫu, chính là phần rễ của cây sen, nằm phía dưới lớp bùn. Nó có tên khoa học là Rhizoma Nelumbinis.
2. Các tác dụng của củ sen
Tất cả các bộ phận của cây Sen đều có thể ăn được và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Củ sen được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau và làm gia vị cho món ăn. Nó được cấu tạo với một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Do giàu Vitamin C, nó có lợi cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Lượng kali dồi dào giúp giảm mệt mỏi, các vấn đề về tim, cáu kỉnh và huyết áp cao. Các khoáng chất như sắt hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu.
2.1. Lưu thông máu
Tác dụng của củ sen là thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp tăng cường oxy hóa các cơ quan và cũng tăng các chức năng và mức năng lượng. Sự hiện diện của đồng và sắt với số lượng có ý nghĩa hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu, tăng lưu lượng máu cũng như sức sống.

Tác dụng của củ sen là thúc đẩy tuần hoàn máu
2.2. Kiểm soát huyết áp và tăng cường dòng chảy của máu
Củ sen chứa một lượng đáng kể kali giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng và ngăn ngừa tác động của natri trong máu. Kali hoạt động như một chất giãn mạch giúp thư giãn các mạch máu, giảm độ cứng và co lại, tăng lưu lượng máu và giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Kali rất quan trọng cho hoạt động thần kinh, vận chuyển máu và chất lỏng đến não.
2.3. Giảm táo bón
Củ sen chứa nhiều chất xơ giúp tăng lượng phân và dễ đi tiêu. Điều này có thể làm giảm táo bón, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa và bài tiết dịch vị, kích thích nhu động ở cơ ruột và dễ đi tiêu.
2.4. Hoạt động chống oxy hóa
Trung bình cứ 100 gam củ sen lại cung cấp lên tới 73% nhu cầu Vitamin C cho cơ thể bạn mỗi ngày. Như chúng ta đã biết Vitamin C là một chất chống oxy hóa được tìm thấy với số lượng lớn. Nó rất quan trọng cho sự hình thành collagen; duy trì sức mạnh và tính toàn vẹn trong các cơ quan, mạch và da. Nó tăng cường các chức năng miễn dịch. Ngoài ra, Vitamin C loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe như bệnh tim và ung thư.
Nhãn lồng còn có tên gọi khác là cây lạc tiên, cây lồng đèn, chùm bao, rau nhãn lồng, … có tên khoa học là Passiflora foetida L, thuộc họ Passifloraceae.
Nhãn lồng là thảo dược quý, có tác dụng cải thiện, điều trị nhiều bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Trong đó có chứng mất ngủ, tình trạng lo lắng, bồn chồn, bất an. Lý do là vì nó chứa thành phần Alcaloid. Bên cạnh đó, cây thuốc này còn chứa làm lượng lớn thành phần Flavonoid có tác dụng điều trị nhiều bệnh tim mạch.
Bên cạnh công dụng nổi bật cải thiện chất lượng giấc ngủ, an thần, nhãn lồng còn có nhiều tác dụng quý như:
– Điều trị chứng hành kinh sớm
– Chữa suy nhược thần kinh, ngủ chập chờn, hay nằm mơ.
– Giúp mát gan, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
– Điều trị đau bụng do nhiệt.
– Điều trị các bệnh ngứa da, mề đay, mẩn đỏ.
3. Tác dụng của Đinh Lăng:
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms, thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đây là loài cây bụi, cao khoảng 0,8 - 1,5 mét và được đặc trưng bởi những chiếc lá kép, xẻ thùy sâu kèm theo răng cưa ở mép lá. Hoa đinh lăng thường mọc thành cụm ở đầu cành, có màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả có kích thước nhỏ, hình cầu và khi chín thường chuyển sang màu đen.[1]
Theo Y học cổ truyền, đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng và tính mát. Do đó, chúng thường được sử dụng như một phương thuốc giúp thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết cũng như tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Còn trong Y học hiện đại, loài cây này thường được dùng trong điều trị bệnh kiết lỵ, đau dây thần kinh, thấp khớp và các bệnh về đường tiêu hóa. Điều này có được là nhờ trong rễ và lá đinh lăng chứa nhiều thành phần có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và kháng độc tố như alkaloid, flavonoid, saponin hay tannin.
Hỗ trợ điều trị Parkinson và Alzheimer
Lá đinh lăng từ lâu đã được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh như Parkinson hay bệnh Alzheimer. Cụ thể là, đinh lăng giúp cải thiện các triệu chứng run rẩy, mất thăng bằng, mất ngủ, suy giảm trí nhớ hay suy nhược thần kinh. Tác dụng này có được là nhờ lá đinh lăng chứa các thành phần bảo vệ tế bào thần kinh như polyphenol, flavonoid, saponin, terpenoid và alkaloid.
Đinh lăng giúp giảm triệu chứng run rẩy do bệnh Parkinson hay Alzheimer gây ra
Giảm đau lưng, đau nhức xương khớp
Lá đinh lăng có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả nhờ chứa các hoạt chất như phytosterol và sesquiterpene. Do đó, chúng thường dùng để giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh thấp khớp, thiếu máu cục bộ, đau đầu hay đau dây thần kinh.
Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng như một phương pháp giảm đau nhức xương khớp
Hỗ trợ tiêu hóa, chữa ngộ độc thức ăn
Bạn có thể uống nước lá đinh lăng liên tục trong vài ngày để làm dịu các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu hay tiêu chảy. Đặc biệt, thành phần tannin chứa trong lá còn có khả năng hấp thụ các độc tố trong cơ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn hay ói mửa.
4. Tác dụng của Cỏ ngọt:
1. Cây cỏ ngọt
Cỏ ngọt là một chất làm ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ lá của cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana). Vì nó không chứa calo nhưng ngọt hơn 200 lần so với đường ăn nên nó là một lựa chọn phổ biến cho nhiều người muốn giảm cân và giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
Chất tạo ngọt này cũng mang lại một số lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm lượng đường trong máu và mức cholesterol. Tuy nhiên, các sản phẩm cỏ ngọt thương mại khác nhau về chất lượng. Trên thực tế, nhiều loại trên thị trường được tinh chế cao và kết hợp với các chất tạo ngọt khác - chẳng hạn như erythritol, dextrose và maltodextrin - có thể làm thay đổi các tác động tiềm ẩn lên sức khỏe. Trong khi đó, các hình thức ít chế biến hơn lại chưa được nghiên cứu nhiều về tính an toàn.
2. Các loại sản phẩm cỏ ngọt
Cỏ ngọt có nhiều loại, với những phương pháp chế biến và thành phần khác nhau. Ví dụ, một số sản phẩm phổ biến - chẳng hạn như Cỏ ngọt ở dạng thô và Truvia - hỗn hợp cỏ ngọt, là một trong những dạng cỏ ngọt được chế biến nhiều nhất.
Chúng được sản xuất bằng cách sử dụng rebaudioside A (Reb A) - một loại chiết xuất từ cây cỏ ngọt tinh chế, cùng với các chất làm ngọt khác như maltodextrin và erythritol. Trong quá trình chế biến, lá được ngâm trong nước và đi qua bộ lọc với cồn để cô lập Reb A. Sau đó, chiết xuất được làm khô, kết tinh và kết hợp với các chất làm ngọt và chất độn khác. Chất chiết xuất tinh khiết chỉ được làm từ Reb A cũng có dạng lỏng và bột.
So với hỗn hợp cỏ ngọt, chiết xuất tinh khiết trải qua nhiều phương pháp chế biến giống nhau - nhưng không được kết hợp với chất tạo ngọt hoặc cồn đường khác.
Trong khi đó, lá cỏ ngọt xanh là dạng ít được chế biến nhất. Nó được làm từ toàn bộ lá cỏ ngọt đã được sấy khô và nghiền. Mặc dù sản phẩm lá xanh thường được coi là dạng tinh khiết nhất, nhưng nó không được nghiên cứu kỹ lưỡng như chiết xuất tinh khiết và Reb A. Do đó, vẫn chưa có nghiên cứu về tính an toàn của nó
Truvia là một trong những dạng cỏ ngọt được chế biến nhiều nhất
3. Sự an toàn và liều dùng của cỏ ngọt
Steviol glycoside, được chiết xuất từ cây cỏ ngọt giống như Reb A, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận là an toàn, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm và được bán trên thị trường Hoa Kỳ.
Mặt khác, các loại toàn lá và chiết xuất từ cỏ ngọt thô hiện không được FDA chấp thuận để sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm do thiếu nghiên cứu.
Các cơ quan quản lý như FDA, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm (SCF) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) xác định mức tiêu thụ steviol glycoside hàng ngày được chấp nhận là lên đến 4 mg mỗi kg.
Mặc dù nhiều sản phẩm cỏ ngọt thường được công nhận là an toàn, một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất tạo ngọt không calo này có thể tác động khác nhau đến một số người.
Do tình trạng sức khỏe hoặc tuổi tác, người dùng cần đặc biệt lưu ý đến lượng dùng.
4. Tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể dùng cỏ ngọt thay thế, nhưng cần cẩn trọng với sản phẩm họ dùng. Một số nghiên cứu cho thấy cỏ ngọt an toàn và hữu ích trong việc hỗ trợ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Trên thực tế, một nghiên cứu quy mô nhỏ trên 12 bệnh nhân tiểu đường type 2 cho thấy rằng sử dụng cỏ ngọt cùng với bữa ăn dẫn đến giảm lượng đường trong máu nhiều hơn so với nhóm đối chứng sử dụng cùng một lượng tinh bột ngô.
Tương tự, một nghiên cứu kéo dài 8 tuần trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy chiết xuất từ cây cỏ ngọt làm giảm lượng đường trong máu và hemoglobin A1C – đường máu trung bình trong 3 tháng- hơn 5% so với những con chuột được ăn chế độ ăn kiểm soát đường máu.
Lưu ý rằng một số hỗn hợp cỏ ngọt nhất định có thể chứa các loại chất tạo ngọt khác - bao gồm dextrose và maltodextrin - có thể làm tăng lượng đường trong máu. Sử dụng những sản phẩm này ở mức độ vừa phải hoặc chọn chiết xuất cỏ ngọt nguyên chất có thể giúp đảm bảo lượng đường trong máu nếu bạn bị tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường có thể dùng cỏ ngọt thay thế
5. Phụ nữ mang thai
Những bằng chứng về sự an toàn trong thời kỳ mang thai của cỏ ngọt vẫn rất hạn chế. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật cho thấy chất làm ngọt này - ở dạng steviol glycoside như Reb A - không tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản hoặc thai kỳ khi sử dụng ở mức vừa phải. Ngoài ra, các cơ quan chức trách khác nhau đánh giá glycoside steviol an toàn cho người lớn, kể cả trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nghiên cứu về cỏ ngọt nguyên lá và chiết xuất thô còn hạn chế. Do đó, trong thời kỳ mang thai, tốt nhất bạn nên sử dụng các sản phẩm được FDA chấp thuận có chứa glycoside steviol hơn là các sản phẩm nguyên lá hoặc thô.
6. Trẻ nhỏ
Cỏ ngọt có thể giúp cắt giảm lượng đường tiêu thụ, điều này có thể đặc biệt có lợi cho trẻ em. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tiêu thụ nhiều đường hơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở trẻ em, làm biến đổi mức triglyceride và cholesterol, góp phần làm tăng cân. Thay thế đường bằng cỏ ngọt có khả năng giảm thiểu những rủi ro này. Steviol glycoside như Reb A đã được FDA chấp thuận. Tuy nhiên, điều đặc biệt quan trọng là theo dõi lượng tiêu thụ ở trẻ em. Điều này là do trẻ em dễ dàng đạt được giới hạn hàng ngày có thể chấp nhận được đối với cỏ ngọt, 4 mg mỗi kg cho cả người lớn và trẻ em. Hạn chế cho con bạn ăn thực phẩm có cỏ ngọt và các chất tạo ngọt khác, chẳng hạn như đường, có thể giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ bất lợi và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Chữa cảm lạnh thông thường
Theo Đông Y, gừng có tính ấm và vị cay đặc trưng, có thể tác động để điều hòa hoạt động một số kinh trong cơ thể như phế, tỳ, vị giúp tán hàn ôn trung. Chính tác dụng này có thể giúp điều trị tình trạng cảm lạnh thông thường.
Theo Tây Y, do gừng có tính cay nóng nên giúp giãn các mao mạch, làm ấm cơ thể, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Điều này giúp cho cơ thể có thể đẩy nhanh quá trình tiêu diệt các căn nguyên gây cảm lạnh.
Gừng giúp giảm tình trạng cảm lạnh
Cải thiện các vấn đề về dạ dày
Gừng giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ khiến cho dạ dày rỗng nhanh hơn. Theo một số nghiên cứu, gừng giúp tiêu hóa thức ăn nhanh gấp đôi so với bình thường. Vì vậy, gừng có thể giúp hỗ trợ một số vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, loét dạ dày.
Gừng giúp giảm tình trạng loét dạ dày
Giảm buồn nôn, đặc biệt là ốm nghén
Gừng là một loại thảo dược tự nhiên nổi bật với tác dụng chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa huyết áp, giúp duy trì chúng ở mức ổn định. Chính nhờ những đặc tính này, gừng không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả mà còn có khả năng làm dịu các triệu chứng buồn nôn phổ biến.
Đặc biệt, gừng được xem là giải pháp hiệu quả trong việc giảm buồn nôn do say tàu xe, đau nửa đầu và tình trạng ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Hoạt chất gingerol và shogaol trong gừng có khả năng ức chế các tín hiệu thần kinh gây buồn nôn, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
Gừng giúp giảm tình trạng buồn nôn
Hỗ trợ giảm cân
Theo một số nghiên cứu, gừng giúp kiểm soát nồng độ insulin, tăng cường trao đổi chất cũng như hỗ trợ cơ thể hồi phục sau tập luyện. Do vậy, phối hợp gừng trong tiến trình giảm cân sẽ giúp duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp giúp ngăn ngừa một số vấn đề cơ bản.
Gừng giúp duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải
Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Gừng chứa một chất chống oxy hóa có tên là gingerol giúp làm giảm quá trình viêm. Nhờ vào tác dụng này nên gừng được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng thoái hóa khớp - một loại viêm khớp mạn tính.
Gừng giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Giảm lượng đường trong máu
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng gừng có khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động của insulin trong cơ thể. Insulin là một hormone quan trọng giúp vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để tạo năng lượng. Việc tăng cường tác dụng của insulin không chỉ giúp các tế bào hấp thụ đường tốt hơn mà còn góp phần giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên.
Đặc biệt, gừng còn chứa nhiều hợp chất sinh học như gingerol và shogaol, được cho là có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và cải thiện độ nhạy insulin, từ đó hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả hơn. [2]
Gừng hỗ trợ điều hòa đường trong máu
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Gừng còn có tác dụng giúp giảm mức độ cô đặc của máu. Điều này sẽ khiến cho cơ thể khó hình thành cục máu đông qua đó làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, gừng còn giúp điều hòa huyết áp và giảm nồng độ cholesterol có hại cho cơ thể. Điều này giúp làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu cũng như xuất hiện xơ vữa động mạch.
Gừng giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
Hỗ trợ điều trị khó tiêu
Ăn gừng trước bữa ăn có thể giúp đẩy nhanh quá trình thức ăn tiêu hóa qua dạ dày. Vì vậy, với những người đang có hiện tượng khó tiêu, gừng có thể giúp hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng này.
Gừng giúp giảm tình trạng khó tiêu
Giảm đau đầu
Gừng là một trong những chất giảm đau tự nhiên thường xuyên được sử dụng. Hoạt chất gingerols có trong gừng là một chất chống viêm tự nhiên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Với những người mắc chứng đau đầu có thể sử dụng gừng để hỗ trợ giảm những cơn đau đầu.
Gừng hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả
Giảm đau bụng kinh
Theo một số nghiên cứu, những phụ nữ sử dụng 1,5mg bột gừng ngày 3 lần trong những ngày "đèn đỏ" ít cảm thấy đau bụng kinh hơn những người phụ nữ không sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tác dụng giảm đau tự nhiên của gừng.
Gừng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Giảm cholesterol
Do gừng có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt hơn nên rất có lợi trong vấn đề điều hòa cholesterol máu. Theo một số nghiên cứu, dùng 5g gừng mỗi ngày trong 3 tháng có thể giúp giảm LDL-cholesterol hiệu quả.
Gừng hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Theo một số nghiên cứu, chất gingerols trong gừng là một chất chống oxy hóa giúp giảm quá trình viêm cũng như ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư gan, ung thư vú, ung thư da...
Ngoài ra, các tác dụng khác của gừng như giảm tình trạng buồn nôn cũng như giảm cảm giác đau cũng giúp nâng cao chất lượng sống với những bệnh nhân đang điều trị ung thư.
Gừng giúp giảm nguy cơ xuất hiện ung thư
Cải thiện chức năng não bộ
Tình trạng viêm mạn tính có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong đó có não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới suy giảm nhận thức, những bất lợi về sức khỏe tâm thần cũng như tăng khả năng mắc Alzheimer.
Do gừng có chứa chất chống oxy hóa nên giúp giảm quá trình viêm tại cơ quan này. Ngoài ra, gừng cũng giúp tăng các chất dẫn truyền thần kinh trong não nên hỗ trợ tăng cường trí nhớ cũng như nâng cao khả năng tập trung.
Gừng giúp tăng dẫn truyền thần kinh
Chống nhiễm trùng
Gừng tươi là một loại thảo dược tự nhiên với đặc tính kháng khuẩn và kháng virus mạnh mẽ, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hiệu quả. Nhờ chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như gingerol, gừng có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây hại, bao gồm E.coli (tác nhân chính gây nhiễm trùng đường ruột) và Shigella (gây tiêu chảy và kiết lỵ).
Ngoài ra, gừng còn hỗ trợ ngăn chặn sự lây lan của các virus như RSV (virus hợp bào hô hấp) – một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Gừng là chất chống nhiễm trùng hiệu quả
Tốt cho sức khỏe răng miệng
Gừng có tác dụng kháng khuẩn ngăn sự phát triển của vi khuẩn nên rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại ở răng miệng. Vì vậy, sử dụng gừng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nha chu hay nhiễm trùng liên quan, đồng thời giúp răng thêm sáng khỏe.
Gừng giúp răng miệng chắc khỏe
Giảm đau nhức cơ bắp
Gừng không những là chất giảm đau tự nhiên mà còn có thể làm dịu các cơn đau nhức do tác dụng tăng cường tuần hoàn máu của cơ thể. Trong một số nghiên cứu, những người bị đau cơ do tập thể dục khi sử dụng gừng có thể ít bị đau hơn những người không dùng.
Gừng giúp giảm đau nhức cơ bắp sau hoạt động thể lực
5. Tác dụng của Nhãn Lồng:
- Cây chùm bao hay cây lạc tiên là một loại cây mọc leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm.
- Rễ cây chùm bao: Dây chùm bao thân mềm, dạng dây leo, có lông, lá hình tim, mọc so le.
- Lá cây mềm, mọc so le, hình tim, dài từ 6 đến 10cm, rộng 5 đến 8cm, mép lượn sóng và xẻ hơi sâu thành 3 thuỳ, đáy lá hình tim, mép lá có lông mịn, cuống lá dài khoảng 7-8cm. Đầu tua cuống thành lò xo.
- Hoa cây chùm bao mọc đơn độc, 5 cánh màu trắng hay hơi tím nhạt, đường kính khoảng 5,5cm lá đài màu trắng phía dưới có gân xanh, dưới lá đài có 3 gân chính với những gân phụ. Một đĩa có 2 tầng tua, mặt tua trên có màu tím trong vàng, trong cùng có lông mịn. Trụ cao có đầu tím đỏ, 5 nhị có bao phấn màu vàng gục xuống dưới.
- Quả có hình trứng dài 2-3cm, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài)... Mùa hoa vào khoảng tháng 4 và tháng 5 hàng năm, mùa quả rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.
Phân bố, thu hái và chế biến cây chùm bao
Cây chùm bao mọc hoang dại ở khắp nơi trên đất nước ta.
Thu hái và chế biến: Hái toàn cây trừ rễ cây chùm bao, dùng tươi hay phơi khô mà chế thuốc sắc hay pha rượu thuốc. Không cần chế biến gì đặc biệt.
Tác dụng dược lý của cây chùm bao
Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì thành phần Alcaloid toàn phần chiết từ cây chùm bao đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm hoạt động của chuột nhắt được kích thích dùng cafein và kéo dài thời gian gây ngủ của hoạt chất Hexobarbital.
Theo nghiên cứu được thực hiện với chế phẩm gồm lạc tiên, thảo minh quyết, vông nem, lá sen, hạt tơ hồng, lá dâu, hạt keo giậu và sâm đại hành cho kết quả như sau:
- Làm giảm trạng thái hưng phấn thần kinh đối với chuột nhắt đã được sử dụng Cafein
- Gây hạ huyết áp và tăng tần số và biên độ hô hấp đối với thỏ trong thí nghiệm
- Tác dụng làm dễ ngủ, ngon giấc và không thay đổi huyết áp.
Theo y học cổ truyền, cây chùm bao dùng làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây sau đó rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm. Trước khi dùng cây chùm bao thì cần sao hơi vàng, dùng dần. Chùm bao có công dụng điều trị mất ngủ, ngủ hay mơ sảng, phụ nữ hành kinh sớm. Được chiết xuất hoạt chất chế tác dược phẩm an thần công dụng điều trị trầm cảm sử dụng đối với những người lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh, dẫn đến tình trạng suy nhược tim mạch và cơ thể.
Tính vị và công năng
Toàn cây chùm bao có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy.
Quả chùm bao có vị ngọt, tính bình mùi thơm, tác dụng nhuận tràng và chỉ thống
Công dụng và liều dùng của cây chùm bao
- Cây chùm bao được sử dụng là loại thuốc an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh.
- Ngọn non của cây chùm bao thường được thu hái để luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước đi ngủ vài giờ đồng hồ.
- Dạng thuốc thông thường của cây chùm bao là dạng cao lỏng có đường được pha chế như sau: lạc tiên, lá vong mỗi vị khoảng 400g, lá gai, rau má mỗi vị 100g. Tất cả nấu với nước, cô đặc được 100ml. Đường nấu thành siro. Pha 6 phần cao với 4 phần siro. Ngày uống 40ml, chia làm 2 lần trong ngày.
Các bài thuốc từ cây chùm bao
Bài thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ:
- Bài thuốc số 1: 50g cây chùm bao, 30g lá vông, 20g tâm sen, 10g lá dâu tằm. Cô thành dạng cao lỏng. Mỗi ngày chỉ sử dụng 2 đến 4 thìa nhỏ, pha cùng nước ấm và sử dụng trước khi đi ngủ để cải thiện giấc ngủ và ngủ được sâu hơn.
- Bài thuốc số 2: Sử dụng ngọn cây chùm bao để luộc hoặc nấu canh. Bài thuốc này cần được uống trong những bữa ăn buổi tối sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.
- Bài 3: Chuẩn bị 20g lạc tiên, 12g hạt san, 15g cỏ mọc, 10g cỏ tre, 10g táo nhân sao, 10g lá dâu, 12g lá vông nem, 6g cam thảo, 6g xương bồ. Đun hãm tất cả các vị thuốc cùng với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml. Sử dụng thuốc 2 ngày một lần, kiên trì sử dụng trong thời gian khoảng 1 tháng để thấy được hiệu quả.
Bài thuốc giảm đau nhức, mất ngủ ở người cao tuổi
- Chuẩn bị: 500g lạc tiên, 300g hoa thiên lý, 100g lá mướp đắng non. Sao vàng, phơi hoặc sấy khô các dược liệu rồi tán thành bột. Bài thuốc này có thể trộn cùng 50gr đậu xanh tán nhuyễn để không bị đắng khi sử dụng.
- Mỗi lần sử dụng, pha cùng 100ml nước ấm, uống thay trà mỗi ngày. Người bệnh cần phải dùng liên tục trong thời gian kéo dài từ 2 đến 4 tháng để thấy được kết quả lâu dài.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn trả lời thắc mắc “Cây chùm bao có tác dụng gì?”. Hy vọng thông tin trên đã hữu ích với bạn đọc.