Hiểu đồng hồ sinh học cơ thể để chữa bệnh và sống khỏe

Theo kinh điển y học cổ truyền, nói đến kinh lạc qua thiên Kinh biệt sách Linh Khu viết: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả”. Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật như “đồng hổ sinh học” vậy, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng hay gọi là giờ vượng của kinh đó. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc.

http://www.benhvienthongminh.com

Đồng hồ sinh học của con người được người Trung Hoa xây dựng dựa trên những cơ sở y học cổ truyền và vòng năng lượng tuần hoàn trong cơ thể (thường được gọi là Qi). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ mỗi 2 giờ, vòng năng lượng tuần hoàn sẽ đi qua lần lượt các cơ quan nội tạng. Dựa vào biểu đồ tròn sau đây, ta sẽ thấy rõ được sự thay đổi đó.

Theo đó, cứ mỗi 2 giờ trôi qua sẽ có một cơ quan trong cơ thể đạt được nguồn năng lượng cao nhất. Khi một cơ quan trong cơ thể được nạp đầy năng lượng thì mức năng lượng của cơ quan đối diện ứng với bảng phân bổ trên đồng hồ sẽ bị hạ xuống thấp nhất.

Ví dụ: trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ sáng, gan là cơ quan có mức năng lượng cao nhất, phản ánh khả năng làm sạch máu có thể đạt hiệu suất tối đa. Trong khi đó, khả năng hấp thu và đồng hoá chất dinh dưỡng của ruột non lại đạt hiệu suất thấp nhất vào cùng thời điểm. Điều này lí giải cho câu hỏi tại sao những người thường xuyên ăn đêm lại thừa cân.

Như vậy:

Về nguyên tắc, chúng ta sẽ phải trả giá cho những thói quen không điều độ và lệch khỏi quỹ đạo hoạt động của các cơ quan chức năng trong cơ thể. Vẫn ở ví dụ trên (việc ăn đêm), cơ thể con người không được cài đặt để thích ứng với thói quen hiện đại như làm việc với máy tính, kèm theo đó là thói quen ăn đêm. Do vậy, ruột non sẽ khó tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ tập trung dành năng lượng cho việc tiêu hóa, khiến cho gan không thể hoàn thành nhiệm vụ lọc máu của mình.

Vì thế để có một cơ thể khoẻ mạnh, chúng ta nên xem xét việc lập một kế hoạch hoạt động hằng ngày ứng với chuỗi thời gian tuần hoàn của các cơ quan để đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số khung giờ hoạt động của các cơ quan mà ta nên chú ý:

1. Phổi:

Cơ quan này hoạt động sung sức nhất vào lúc sáng sớm, đây là thời gian lý tưởng cho những bài tập aerobic hoặc các hoạt động thể dục. Nếu bạn phải nói chuyện với tần suất cao suốt một ngày thì thuyết trình vào buổi sáng sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn do được năng lượng lớn từ phổi ưu ái. Tới xế chiều, hiệu quả làm việc của phổi giảm tới mức thấp nhất, bạn sẽ dễ mắc các triệu chứng về viêm thanh quản.


Phổi tích tụ nhiều chất độc có thể gây ra nhiều vấn đề như viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí có thể dẫn đến chứng ngừng thở.

Mặc dù bạn không hút thuốc nhưng vẫn cảm hơi thở ngắn, khó thở, đó có thể là do các yếu tố gây ô nhiễm trong môi trường mà bạn hít thở hàng ngày gây ra.

Các dấu hiệu phổi có nguy cơ bị viêm là ho và hơi thở ngắn. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể và tuổi thọ của bạn.

(Ảnh minh họa)

Để đảo ngược các hiệu ứng gây hại cho phổi, hãy dành thời gian làm sạch phổi. Dưới đây là 6 bước thải độc cho phổi bạn nên thực hiện nếu cảm giác hơi thở của mình bị ngắn và ho thường xuyên:

1. Tăng chất chống oxy hóa cho cơ thể

Chúng ta đều biết rằng, bất cứ thứ gì có chứa chất chống oxy hóa đều tốt cho cơ thể. Bởi các gốc tự do là nguyên tử phá hủy các tế bào khỏe mạnh. Ô nhiễm, khói thuốc lá và thực phẩm không lành mạnh góp phần làm tăng các gốc tự do trong cơ thể.

Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do này. Sự thiếu chất chống oxy hóa có thể gây ra hiệu ứng domino tự do, theo đó các gốc tự do thay đổi các phân tử khác thành các gốc tự do có hại.

(Ảnh minh họa)

Đó là khi ung thư có thể xảy ra. Bằng cách tiêu thụ các thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa hàng ngày như rau tươi và trà xanh, bạn có thể giảm các gốc tự do trong cơ thể.

2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Ai cũng biết rằng, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với trái cây, rau tươi và các đồ uống lành mạnh là yếu tố cần thiết cho sức khỏe, kể cả chứng năng phổi.

Cơ thể chúng ta tiếp xúc với các gốc tự do hàng ngày từ các chất độc trong môi trường như hút thuốc lá hay các hóa chất trong già đình. Bên cạnh đó, các thực phẩm và dầu được đun nấu ở nhiệt độ cao có thể bị oxy hóa, kết quả hình thành các gốc tự do có hại.

Tắm nước nóng. Tắm nước nóng bằng vòi hoa sen có tác dụng trong việc loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, kể cả phổi. Khi tắm nước nóng bằng vòi hoa sen là cơ thể đang tăng sự tiết mồ môi, tăng cơ chế giải phóng độc tố. Tắm nước nóng bằng vòi hoa sen 20 phút mỗi ngày là cách thải độc phổi tuyệt vời.

3. Uống trà cam thảo

Cam thảo được xem là một loại thảo mộc nổi tiếng có nhiều lợi ích với cơ thể. Một trong những lợi ích không thể bỏ qua của cam thảo là hiệu quả chống viêm và chống oxy hóa.

(Ảnh minh họa)

Cam thảo có thể giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng nhẹ ở phổi, đồng thời loại thảo dược này cũng có thể làm giảm viêm ở các ống phế quản. Mỗi ngày, bạn có thể ngâm 2 nhánh cam thảo vào ly nước nóng hoặc dùng bột cam thảo, dùng 2 cố mỗi ngày.

4. Uống trà bạc hà

Bạc hà được xem là một loại thảo mộc giúp làm dịu và thư giãn các cơ trong đường hô hấp. Với tác dụng này, không khi đi qua đường hô hấp sẽ được làm sạch hiệu quả, ngừa chứng tắc nghẽn đường hô hấp và giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology cho thấy các đặc tính chống sung tấy của bạc hà giúp thư giãn khí quản ở chuột. Để chuẩn bị, ngâm 3-5 lá bạc hà trong nước nóng hoặc bạn có thể dùng dầu bạc hà, uống 2 cốc mỗi ngày, hoặc có thể nhai trực tiếp lá bạc hà.

5. Hít thở sâu

Một trong những cách thanh lọc phổi hiệu quả là thực hành hít thở sâu. Hít thở sâu có thể giúp tăng cường chức năng phổi, làm sạch đường thở, tăng khả năng thu nhận oxy.

Bằng cách thở sâu mỗi ngày, bạn cũng có thể tăng năng lượng và giảm mức căng thẳng. Bạn có thể thực hành thở sâu theo các bước dưới đây:

- Nằm xuống, lưng tiếp xúc với sàn nhà

- Nhằm mắt lại, 2 bàn tay để trên lồng ngực

- Hít thở sâu trong 5 giây sau đó giữ hơi thở trong 2 giây

- Thở ra từ từ trong 5 giây

- Lặp lại 9-10 lần.

Những phương pháp thanh lọc phổi đơn giản này giúp tăng cường chức năng phổi hiệu quả. Phổi tích tụ nhiều chất độc có thể gây ra nhiều vấn đề như viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí có thể dẫn đến chứng ngừng thở.

2. Ruột già:

Để có một khởi đầu tốt đẹp cho ngày mới, đừng ngại mất nhiều thời gian để “nuông chiều” cơ quan này, bởi đây là thời điểm thanh lọc cơ thể tuyệt vời nhất của ruột già.

Bị táo bón, hội chứng ruột kích thích, ợ nóng hay các vấn đề tiêu hóa có thể là do ruột già của bạn đang có vấn đề.

May mắn thay, bạn có thể làm giảm bớt sự khó chịu này bằng cách thải độc ruột già. Làm sạch ruột già có thể loại bỏ một số chất độc trong cơ thể, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và giảm tình trạng táo bón.

Công thức bí mật của Tiến sĩ Mỹ Josh Axe với các nguyên liệu bếp nhà ai cũng có như muối biển, táo, gừng, chanh.

Đồ uống này cũng không hề tốn thời gian, công sức mà còn giúp cân bằng chức năng đường ruột, loại bỏ mọi cặn bã trong ruột già và góp phần làm sạch nội tạng.


Muối biển có tác dụng giải phóng độc tố, đẩy chất thải ra khỏi cơ thể và tăng cường chức năng đường tiêu hóa. Trong khi táo là loại quả giàu dinh dưỡng - "liều thuốc tự nhiên" cho cơ thể.

Những nghiên cứu gần đây phát hiện, những ai ăn 2 trái táo mỗi ngày giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, có lợi cho tim mạch và giảm cân hiệu quả... và ít phải gặp bác sĩ hơn so với người không ăn.

Bên cạnh đó, gừng cũng là loại gia vị giúp giảm mỡ thừa trong dạ dày, kích thích chức năng ruột già, giải độc các chất thải ra khỏi ruột.

Và cuối cùng là chanh, nguyên liệu giúp hỗ trợ tiêu hóa, giải độc, giàu vitamin C, chất chống oxy hóa tuyệt vời - thành phần đóng vai trò quan trọng nhất trong thức uống thải độc ruột già của TS Axe.

(Ảnh minh họa)

5 phút làm nước uống làm sạch ruột già với 4 nguyên liệu có sẵn trong bếp

Nguyên liệu:

- ½ cốc nước ép táo hữu cơ 100% nguyên chất

- 2 muỗng canh nước chanh tươi

- 1 muỗng canh nước ép gừng

- ½ muỗng cà phê muối biển

- ½ cốc nước ấm

Cách làm:

- Cho khoảng 100 ml nước tinh khiết vào nồi đun ấm, không đun sôi

- Khi nước đã ấm, đổ nước vào ly và cho muối biển vào khuấy đều

- Thêm nước ép táo, nước gừng và nước chanh tươi khuấy đều

(Ảnh minh họa)

Dùng đồ uống này vào buổi sáng khi bụng đói. Tương tự dung vào trước bữa trưa và một lần nữa vào giữa buổi chiều, dùng liên tục trong 1 tuần để phát huy hiệu quả thải độc ruột già tốt nhất.

TS Axe cũng lưu ý, loại nước uống thải độc này hầu như không xảy ra bất cứ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang trong các trường hợp như mang thai, mắc bệnh, bị dị ứng hoặc đang dùng bất cứ loại thuốc kê đơn nào.

3. Dạ dày / Tụy / Ruột non:

Bạn có hiểu vì sao mọi người thường nói bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày không? Đó là vì dạ dày hoạt động hết công suất vào buổi sáng, bữa ăn sáng sẽ giúp cơ thể bắt kịp nhịp độ khuếch tán và làm nóng năng lượng Qi vào giữa ngày. Bữa sáng còn cung cấp dinh dưỡng cho ruột non khi nó đạt hiệu suất tối đa, hỗ trợ khả năng hấp thu và đồng hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.


Ruột non là bộ phận thuộc đường tiêu hóa nằm giữa tá tràng và đại tràng. Ruột non thường có chiều dài trung bình từ 3,6 – 6 m ở người lớn, đây được xem là cơ quan dài nhất trong cơ thể con người. Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500 m vuông nhờ vào lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ. Ruột non có các mạch máu, mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

Ruột non gồm có 3 phần: Tá tràng – Là đoạn cong, ngắn, cố định thành sau bụng; Hỗng tràng và hồi tràng – Là hai đoạn cuốn vòng tương đối lớn. Tất cả đều là các bộ phận tiêu hóa, hấp thu thức ăn, ống mật và ống tụy đều thông ở tá tràng.

Tiếp theo, ruột non gồm 4 lớp cơ bản đó là: Màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, trong đó lớp cơ được phân làm cơ dọc và cơ vòng.


Chất có nhiều trong bột yến mạch, ngũ cốc, hoa quả, mận và mơ khô. Hãy tăng cường ăn những loại thực phẩm này để cải thiện quá trình tiêu hóa.


 Tập thể dục: Tập thể dục chắc chắn sẽ giúp tiêu hoá được cải thiện. Đi bộ, chạy bộ và bơi lội giúp cơ thể đào thải và đẩy đi các chất thải, khí từ cơ thể. 

Bài tiết dịch tụy

Dịch tụy là sản phẩm của tụy ngoại tiết. Sau khi bài tiết, dịch tụy theo các ống tụy (Wirsung và Santorini) đổ vào tá tràng.

Số lượng khoảng 1 - 1,5 lít/24 giờ.

Thành phần và tác dụng của dịch tụy:

Dịch tụy là chất lỏng trong suốt, không mầu, có pH kiềm nhất trong các dịch tiêu hóa (khoảng 7,8 - 8,5). Gồm các thành phần sau:

Nhóm enzym tiêu hóa protid: 

Chymotrypsin:

Được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là chymotrypsinogen (tiền enzym). Dưới tác dụng của trypsin, nó sẽ chuyển thành chymotrypsin hoạt động, có tác dụng phân giải các liên kết peptid mà phần (- CO -) thuộc về các acid amin có nhân thơm.

Carboxypeptidase:

Được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là procarboxypeptidase. Dưới tác dụng của trypsin nó sẽ chuyển thành carboxypeptidase hoạt động, có tác dụng cắt rời các acid amin đứng ở đầu C của chuỗi polypeptid thành từng acid amin riêng lẻ.

Trypsin:

Có 2 tác dụng:

Phân giải những liên kết peptid mà phần (- CO -) thuộc về các acid amin kiềm (lysin, arginin)

Hoạt hóa chymotrypsinogen và procarboxypeptidase thành dạng hoạt động. Ngoài ra, trypsin còn hoạt hóa ngay chính tiền enzym của nó

Lúc đầu, trypsin được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là trypsinogen và sẽ chuyển thành trypsin hoạt động dưới tác dụng của 3 cơ chế:

Do enteropeptidase của dịch ruột hoạt hóa, đây là cơ chế đầu tiên khởi động quá trình hoạt hoá các enzym tiêu hóa protid của dịch tụy ở trong ruột.

Do trypsin vừa mới hình thành hoạt hóa.

Do cơ chế tự động hoạt hóa: trypsinogen có thể tự động chuyển thành trypsin hoạt động khi có sự ứ đọng dịch tụy ở trong tụy. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh cảnh viêm tụy cấp.

Viêm tụy cấp thường xảy ra ở những người có tiền sử u đầu tụy hoặc sỏi ống mật chủ và xuất hiện sau một bữa ăn ngon. Trong những bữa ăn như vậy, do có nhiều protid, lipid nên các sản phẩm tiêu hóa kích thích bài tiết dịch tụy rất mạnh. Dịch tụy bài tiết nhiều nhưng đường đi ra bị tắc nghẽn (do u, sỏi) nên ứ đọng lại trong tụy làm trypsinogen tự động chuyển thành trypsin.

Trypsin vừa hình thành sẽ hoạt hóa cả 3 tiền enzym: chymotrypsinogen, procarboxypeptidase và trypsinogen. Ba enzym này chuyển sang dạng hoạt động ngay trong tụy sẽ tiêu hủy ngay chính bản thân tụy gây ra viêm tụy cấp và thường dẫn đến tử vong.

Nhóm enzym tiêu hóa lipid:

Lipase dịch tụy:

Có tác dụng phân giải các tryglycerid đã được nhũ tương hóa thành acid béo và monoglycerid. Tác dụng này được sự hỗ trợ quan trọng của muối mật.

Phospholipase:

Cắt rời các acid béo ra khỏi phân tử phospholipid.

Nhóm enzym tiêu hóa glucid:

Amylase dịch tụy:

Có tác dụng phân giải tinh bột chín lẫn sống thành đường đôi maltose.

Một lượng nhỏ amylase tụy được hấp thu vào máu. Khi viêm tụy cấp, amylase máu tăng lên. Vì vậy, định lượng amylase máu có giá trị để chẩn đoán viêm tụy cấp.

Maltase:

Phân giải đường đôi maltose thành đường glucose.

HCO3-:

Không phải là enzym tiêu hóa nhưng đóng vai trò rất quan trọng:

Tạo môi trường thuận lợi cho các enzym hoạt động.

Trung hòa acid HCl của dịch vị để bảo vệ niêm mạc ruột.

Góp phần vào cơ chế đóng mở môn vị.

Điều hòa bài tiết dịch tụy:

Dịch tụy được bài tiết do bởi 2 cơ chế điều hòa: thần kinh và thể dịch.

Cơ chế thần kinh:

Do dây X dưới tác dụng kích thích của 2 loại phản xạ tương tự cơ chế bài tiết nước bọt và dịch vị.

Cơ chế thể dịch:

Do 2 hormon của tế bào niêm mạc ruột non bài tiết là secretin và pancreozymin.

Secretin:

Được bài tiết dưới tác dụng kích thích của acid HCl trong nhũ trấp. Secretin kích thích bài tiết dịch tụy chứa nhiều nước và HCO3-.

Pancreozymin:

Được bài tiết dưới tác dụng kích thích của các sản phẩm tiêu hóa protid, lipid, glucid ở trong ruột. Pancreozymin làm bài tiết dịch tụy chứa nhiều enzym.

Như vậy, dưới tác dụng của cơ chế thể dịch, thành phần của dịch tụy bài tiết phụ thuộc hoàn toàn vào tính chất của nhũ trấp:

Khi nhũ trấp quá acid, dịch tụy loãng, có nhiều HCO3- và ít enzym.

Khi nhũ trấp có nhiều sản phẩm tiêu hóa, dịch tụy rất giàu enzym.

Bài tiết mật

Mật là sản phẩm bài tiết của gan. Sau khi sản xuất ra, mật được đưa xuống chứa ở túi mật và cô đặc lại. Khi cần thiết, túi mật sẽ co bóp tống mật xuống ruột. Số lượng dịch mật khoảng 0,5 lít/24 giờ.

Thành phần và tác dụng của dịch mật:

Mật là chất lỏng trong suốt, màu xanh hoặc vàng, pH hơi kiềm (khoảng 7 -7,7), gồm các thành phần chính sau:

Muối mật:

Là muối Kali hoặc Natri của các acid mật glycocholic và taurocholic có nguồn gốc từ cholesterol.

Muối mật là thành phần duy nhất trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa:

Nhũ tương hóa tryglycerid để lipase trong ruột non có thể phân giải tất cả các triglycerid trong thức ăn.

Giúp hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid: acid béo, monoglycerid, cholesterol. Qua đó, cũng giúp hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K. Khi thiếu muối mật, sự hấp thu các chất này giảm.

Ngoài ra, muối mật còn giúp cho cholesterol tan dễ dàng trong dịch mật để chống sỏi mật.

Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu trở lại vào máu rồi được đưa đến gan để tái bài tiết (chu trình ruột-gan).

Cholesterol:

Cholesterol trong dịch mật là nguyên liệu để sản xuất muối mật. Đồng thời cũng có thể đây là đường đào thải cholesterol của cơ thể để điều hòa lượng cholesterol máu.

Bình thường, lượng cholesterol bài tiết tương quan với muối mật nên muối mật giúp cholesterol tan được trong dịch mật. Khi có tình trạng tăng tiết cholesterol hoặc viêm đường mật, túi mật làm niêm mạc đường mật tăng hấp thu muối mật thì sự tương quan này mất đi, cholesterol trở nên ưu thế và sẽ kết tủa tạo nên sỏi cholesterol, gặp nhiều ở các nước Âu Mỹ hoặc ở những người có chế độ ăn giàu lipid.

Sắc tố mật:

Còn gọi là bilirubin trực tiếp (bilirubin diglucuronide) sinh ra trong quá trình chuyển hóa hemoglobin ở gan.

Khi được bài tiết bình thường vào ruột, sắc tố mật làm phân có màu vàng.

Khi bị tắc mật (viêm gan, sỏi...), sắc tố mật không đi được xuống ruột mà bị hấp thu trở lại vào máu và bài tiết ra trong nước tiểu gây ra các triệu chứng:

Phân màu trắng (phân cò).

Da và niêm mạc có màu vàng.

Nước tiểu vàng sậm.

Những triệu chứng đó góp phần chẩn đoán hội chứng tắc mật.

Điều hòa bài tiết mật:

Mật được điều hòa bài tiết do bởi 2 cơ chế:

Cơ chế thần kinh:

Do dây X dưới tác dụng của 2 loại phản xạ như trên.

Cơ chế thể dịch:

Cũng do 2 hormon secretin và pancreozymin.

Secretin:

Kích thích tế bào gan tăng sản xuất mật, vì vậy còn được gọi là hepatocrinin.

Pancreozymin:

Kích thích co bóp túi mật để tống mật xuống ruột, còn được gọi là cholecystokinin (CCK).

Bài tiết dịch ruột

Do các tế bào niêm mạc ruột và các tuyến nằm ngay trên thành ruột bài tiết:

Tuyến Brunner: bài tiết chất nhầy và HCO3-.

Tuyến Liberkuhn: bài tiết nước.

Tế bào niêm mạc: bài tiết enzym.

Như vậy, các tế bào niêm mạc ruột non đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết dịch ruột còn các tuyến ruột chỉ bài tiết các chất phụ.

Số lượng dịch ruột khoảng 2 - 3 lít/24 giờ .

Thành phần và tác dụng của dịch ruột:

Nhóm enzym tiêu hóa protid:

Aminopeptidase:

Có tác dụng cắt rời từng acid amin một đứng ở đầu N của chuỗi polypeptid.

Dipeptidase, tripeptidase:

Phân giải các dipeptid và tripeptid thành từng acid amin riêng lẻ .

Nhóm enzym tiêu hóa glucid:

Amylase dịch ruột:

Phân giải tinh bột sống lẫn chín thành đường đôi maltose.

Maltase:

Phân giải maltose thành glucose.

Sucrase:

Phân giải đường sucrose (đường mía) thành đường glucose và fructose.

Lactase:

Phân giải đường lactose (đường sữa) thành đường glucose và galactose.

Lipase dịch ruột:

Phân giải các triglycerid đã nhũ tương hóa thành glycerol và acid béo.

Điều hòa bài tiết dịch ruột:

Dịch ruột được điều hòa bài tiết chủ yếu do cơ chế cơ học. Khi thức ăn đi qua ruột, nó sẽ kích thích các tuyến bài tiết ra dịch kiềm và chất nhầy đồng thời làm các tế bào niêm mạc ruột non bong và vỡ ra, giải phóng các enzym vào trong lòng ruột. Do vậy mà tế bào niêm mạc ruột non cứ 3 - 5 ngày đổi mới một lần.

Hấp thu ở ruột non

Quá trình hấp thu ở ruột non đóng vai trò rất quan trọng. Hầu hết các chất cần thiết cho cơ thể (sản phẩm tiêu hóa, nước, điện giải, thuốc) đều được đưa từ lòng ống tiêu hóa vào máu qua ruột non. Sở dĩ như vậy là nhờ ruột non có những đặc điểm cấu tạo rất thuận lợi cho sự hấp thu:

Ruột non rất dài, khoảng 3 m. Niêm mạc có nhiều nếp gấp, nhiều nhung mao và vi nhung mao tạo nên diềm bàn chải có diện tích tiếp xúc rất lớn, khoảng 
300 m2. Bên trong nhung mao có hệ thống mạch máu, bạch huyết và thần kinh rất thuận lợi cho sự hấp thu

Tế bào niêm mạc ruột non chứa nhiều yếu tố cần thiết cho sự hấp thu vật chất qua màng như: enzym, chất tải, năng lượng

Tất cả thức ăn khi xuống đến ruột non đều được phân giải thành những sản phẩm có thể hấp thu được

Hấp thu protid

Protid được hấp thu ở ruột non có nguồn gốc từ thức ăn (50%), dịch tiêu hóa (25%) và các tế bào niêm mạc ruột (25%). Tá tràng là nơi hấp thu mạnh nhất, kế đến là hỗng tràng và thấp nhất ở hồi tràng.

Acid amin được hấp thu theo hình thức vận chuyển chủ động.

Các di-tripeptid cũng được hấp thu theo hình thức vận chuyển chủ động.

Ngoài ra, ở trẻ bú mẹ, ruột non có khả năng hấp thu một số protein chưa phân giải theo hình thức ẩm bào. Nhờ khả năng này, trẻ em có thể hấp thu các loại kháng thể (globulin) chứa trong sữa mẹ để giúp trẻ chống nhiễm trùng.

Hấp thu glucid

Được hấp thu nhiều nhất ở hỗng tràng chủ yếu dưới dạng monosaccarid theo 3 hình thức:

Khuếch tán đơn giản: ribose, mannose.

Khuếch tán qua trung gian: fructose.

Vận chuyển chủ động: glucose, galactose.

Trong đó, glucose là monosaccarid quan trọng nhất. Sự hấp thu của glucose (cũng như galactose) tăng lên rất mạnh khi có mặt của Na+theo hình thức vận chuyển chủ động thứ phát như sau:

Na+ và glucose có cùng một chất tải, chất tải vận chuyển Na+ và glucose vào trong tế bào niêm mạc ruột. Ở đây, Na+ sẽ được vận chuyển chủ động vào dịch kẽ nên Na+ trong tế bào luôn có nồng độ thấp hơn lòng ruột tạo động lực cho chất tải tiếp tục vận chuyển Na+ và glucose đi vào tế bào.

Sau khi đi vào tế bào, glucose sẽ đi vào dịch kẽ theo hình thức khuếch tán đơn giản hoặc khuếch tán qua trung gian.

Ngoài monosaccarid, một lượng nhỏ disaccarid cũng được hấp thu.

Hấp thu lipid

Lipid được hấp thu chủ yếu dưới dạng acid béo, monoglycerid, cholesterol và glycerol. Glycerol được hấp thu như một đường đơn theo cơ chế khuếch tán đơn giản. Ngược lại, acid béo, monoglycerid và cholesterol muốn được hấp thu cần phải có muối mật theo cơ chế như sau:

Muối mật tương tác với acid béo, monoglycerid và cholesterol tạo ra các micelle có hình cầu, mặt ngoài của hình cầu này có tính ưa nước cho nên các micelle tan được trong nước và dễ dàng đến tiếp xúc với diềm bàn chải. Tại đây, acid béo, monoglycerid và cholesterol khuếch tán đơn giản vào trong tế bào còn muối mật quay lại lòng ruột để tiếp tục tạo ra các micelle mới.

Ở trong tế bào niêm mạc, các acid béo mạch ngắn (( 10 carbon) đi thẳng vào dịch kẽ rồi vào mạch máu còn các acid béo mạch dài (> 10 carbon) sẽ được tổng hợp lại thành triglycerid và cùng với cholesterol đi vào bạch huyết.

Khi thiếu muối mật, hấp thu lipid giảm rõ rệt, trong phân có nhiều acid béo và monoglycerid (phân mỡ).

Hấp thu vitamin

 Vitamin được hấp thu dưới dạng còn nguyên vẹn theo hình thức khuếch tán đơn giản.

Các vitamin tan trong nước (C, PP, nhóm B) được hấp thu rất nhanh, trừ vitamin B12 cần phải có yếu tố nội.

Ngược lại, các vitamin tan trong lipid (A, D, E, K) muốn được hấp thu cần phải đi kèm với sự hấp thu lipid.  Khi hấp thu lipid giảm (thiếu muối mật, thiếu lipase) các vitamin này giảm hấp thu.

Phần lớn các vitamin được hấp thu ở đoạn đầu của ruột non trừ vitamin B12 được hấp thu ở hồi tràng.

Hấp thu các ion

Hấp thu Na+:

Được hấp thu trong suốt chiều dài ruột non theo hình thức vận chuyển chủ động như sau:

Ở bờ đáy, dưới tác dụng của bơm Na+ (Na+- K+ ATPase), Na+ được vận chuyển chủ động vào dịch kẽ làm nồng độ Na+ trong tế bào niêm mạc ruột giảm xuống thấp hơn trong lòng ruột tạo ra một bậc thang chênh lệch điện - hoá. Do vậy, từ trong lòng ruột, Na+ khuếch tán qua bờ bàn chải vào trong tế bào niêm mạc ruột nhờ một loại protein mang (khuếch tán qua trung gian).

Khi protein mang vận chuyển Na+, nó cũng vận chuyển đồng thời glucose từ lòng ruột vào trong tế bào niêm mạc ruột (hình thức vận chuyển chủ động thứ phát). Protein mang sẽ vận chuyển nhanh hơn nếu vận chuyển cùng lúc cả Na+ và glucose. Như vậy, Na+ và glucose có sự hỗ trợ hấp thu lẫn nhau, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều trị ỉa chảy mất nước bằng dung dịch điện giải ORS.

Hấp thu Cl-:

Phần lớn được hấp thu thụ động theo Na+ ở đoạn đầu ruột non.

Bên cạnh quá trình hấp thu, các tế bào niêm mạc ruột non cũng bài tiết vào lòng ruột một lượng nhỏ Cl- dưới tác dụng của AMP vòng. Một số vi khuẩn như tả, Escherichia coli có thể sinh ra một loại độc tố làm tăng lượng AMP vòng trong tế bào niêm mạc ruột gây tăng tiết Cl- vào lòng ruột kéo theo Na+ và nước gây nên tiêu chảy.

Hấp thu Ca2+:

Khoảng 30-80% Ca2+ trong thức ăn được hấp thu tùy theo nhu cầu của cơ thể. Phần lớn Ca2+ được hấp thu theo hình thức vận chuyển chủ động ở đoạn đầu ruột non với sự hỗ trợ của 2 yếu tố:

1,25-dihydroxycholecalciferol: là chất chuyển hóa của vitamin D sinh ra ở thận có tác dụng làm tăng chất tải của Ca2+.

Parahormon: hormon tuyến cận giáp có tác dụng chuyển 25-hydroxycholecalciferol thành 1,25-dihydroxycholecalciferol ở thận.

Khi thiếu vitamin D hoặc suy tuyến cận giáp, hấp thu Ca2+ giảm, trẻ sẽ bị còi xương.

Hấp thu Fe2+:

Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng theo hình thức vận chuyển chủ động, dễ hấp thu khi ở dạng ferrous (Fe2+), nhưng sắt trong thức ăn thường ở dạng ferric (Fe3+). Các yếu tố như acid HCl, vitamin C chuyển Fe3+ thành Fe2+ nên có tác dụng làm tăng hấp thu sắt. Vì vậy, những bệnh nhân cắt dạ dày thường bị thiếu máu do thiếu sắt. Trong điều trị, khi sử dụng sắt cần phải cho thêm vitamin C.

Hấp thu nước

Quá trình hấp thu nước ở ruột non đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi ngày ruột non thu nhận khoảng 10 lít nước, trong đó 2 lít do ăn uống còn 8 lít từ các dịch tiêu hóa, nhiều nhất là dịch ruột. Lượng nước này phải được hấp thu gần hết.

Quá trình hấp thu và bài tiết nước ở ruột non tạo thành một dòng chảy 2 chiều trong đó bao giờ hấp thu cũng mạnh hơn bài tiết. Vì lý do bệnh lý nào đó mà hấp thu yếu hơn bài tiết sẽ gây ra tiêu chảy.

Nước được hấp thu thu động theo chất hòa tan để cân bằng áp suất thẩm thấu, trong đó Na+ và glucose đóng vai trò quan trọng đối với sự hấp thu nước. Hai chất này có sự hỗ trợ hấp thu lẫn nhau và sự hấp thu của chúng kéo theo nước. Vì vậy, khi có mặt của Na+ và glucose, sự hấp thu nước tăng lên rất mạnh, đây là cơ sở quan trọng cho việc bù nước và điện giải bằng ORS để điều trị ỉa chảy mất nước.

4. Thận:

Cũng như các tuyến thượng thận, các tuyến sản xuất cortisol là thứ lôi chúng ta ra khỏi giường vào buổi sáng. Khoảng thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng là lúc năng lượng của thận yếu nhất. Chính vì thế, đó là lý do những người bị suy chức năng thận thường rất khó dậy sớm.

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, thậm chí quyết định sức khỏe của nam giới. Nhưng 3 sai lầm sau đây đã phá hủy thận. Hãy phòng tránh ngay từ hôm nay.

Nam giới sở hữu thận tạng khỏe mạnh, không chỉ có thể khiến người phụ nữ của họ thỏa mãn, hạnh phúc, mà còn là yếu tố khiến các quý ông tự tin hơn rất nhiều lần.

Tuy nhiên cùng với sự gia tăng áp lực công việc và cuộc sống ngày càng cao, việc nam giới "mất tự tin" càng ngày càng trở thành xu hướng. Thậm chí bệnh thận ở nam giới cũng phổ biến kiểu trong 5 người có gần 3 người có vấn đề về thận.

Thực tế cho thấy, thận yếu thận hư đều có lý do của nó, có thể những thói quen của bạn chính là căn nguyên của vấn đề, khi bạn chưa biết rõ để điều chỉnh bản thân, thì sức khỏe của thận vẫn tiếp tục trên đà tụt dốc.

Thói quen gây hại thận đầu tiên: Ăn quá nhiều muối và protein

Mặc dù khẩu vị ăn uống mặn hay nhạt phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi người, kể cả thói quen ăn nhiều/ít chất đạm trong bữa ăn hàng ngày cũng tương tự như vậy.

Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối và thức ăn nguồn gốc động vật đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của thận và sức khỏe tổng thể.

Nếu thường xuyên ăn nhiều muối và đạm trong thời gian dài, cơ thể luôn rơi vào trạng thái làm việc quá sức. Không những thế, ăn quá nhiều muối có thể khiến cho thận không thể hoạt động bình thường.

Lời khuyên dành cho quý ông có sức khỏe bình thường là chỉ nên ăn muối không vượt quá 6g/ngày. Tổng các thành phần dinh dưỡng chứa protein (thịt cá trứng đậu…) không nên vượt quá 500g.

Thói quen gây hại thận thứ 2: Uống nước quá ít, nhịn tiểu quá nhiều

Nước là thứ không thể thiếu đối với quá trình hoạt động của thận. Nhiều người do thời gian làm việc bận rộn, không thể bổ sung nước đầy đủ kịp thời theo nhu cầu của cơ thể. Khi nước thiếu thì lượng nước tiểu sẽ giảm theo, từ đó chất thải sinh ra trong quá trình trao đổi chất sẽ không được thải ra ra ngoài, dẫn đến nguy cơ cao xuất hiện triệu chứng sỏi thận và thận tích nước.

Lời khuyên dành cho bạn, nếu muốn thận khỏe mạnh, hãy uống đủ nước, ít nhất 1600ml nước mỗi ngày, đồng thời, bạn cần duy trì việc đi tiểu thường xuyên, tuyệt đối không được nhịn tiểu.

Thói quen gây hại thận thứ 3: Hút thuốc không chỉ hại phổi, mà còn làm tổn thương thận

Chúng ta đều đã biết rất rõ những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe nói chung, đa số nghĩ rằng thuốc gây hại lớn nhất cho phổi. Nhưng thực tế cho thấy, thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe của thận suy giảm.

Nghiên cứu cho thấy, các chất Nicotine, cadmium, chì và các nguyên tố kim loại nặng khác có trong thuốc lá được cho là có thể gây tổn thương thận ở mức rất nghiêm trọng.

Theo thống kê, nếu một người hút vượt quá 20 điếu thuốc/ngày, thì tích lũy trong cả năm sẽ vượt quá 25 bao thuốc. Tỷ lệ mắc các loại bệnh thận mãn tính sẽ tăng lên đáng kể. Đặc biệt là bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận mãn tính và các bệnh khác, hút thuốc lá có nhiều khả năng gây tổn thương chức năng thận và tăng khả năng mắc bệnh nhiễm độc niệu.

Chuyện ăn uống hàng ngày thực sự có thể gây ra những tổn hại lớn đối với sức khỏe của thận, liệu có thể đền bù thiệt hại này bằng cách ăn uống bổ thận hay không?

5. Gan:

Hãy nhớ lại một trải nghiệm thực tế của mình và bạn sẽ hiểu được chức năng lưu trữ và làm sạch máu của gan: Bạn đã bao giờ tiệc tùng thả ga vào buổi tối, rồi thức tỉnh quá sớm với cảm giác khó chịu và không thể rơi vào giấc ngủ trở lại? Rất có thể từ 1 đến 3 giờ sáng, gan của bạn phải chiến đấu hết sức với lượng rượu quá tải trong cơ thể bạn.


Dưới đây là một số cách giúp cải thiện chức năng gan:

1. Kết hợp các loại thực phẩm thích hợp và thói quen ăn uống

Điều đầu tiên cần làm nếu bạn muốn cải thiện chức năng gan đó là thay đổi chế độ ăn uống và thói quen ăn uống thích hợp. Bạn nên để đường tiêu hóa của bạn được nghỉ ngơi bằng cách ăn các bữa ăn nhỏ hơn và nhẹ hơn đó.

Một bữa ăn với một loạt chất dinh dưỡng dày đặc sẽ khó để hấp thụ khi bạn cảm thấy no khoảng 80%.

Một số lựa chọn tốt mà phù hợp với bữa nhỏ là các loại sinh tố có lượng đường thấp hay salad, súp, và các loại thực phẩm lên men như dưa bắp cải.

Lượng đường càng thấp càng tốt để các chức năng gan được nghỉ ngơi và cung cấp cho nó với các enzyme cần thiết để làm đúng chức năng giải độc của mình.

2. Loại bỏ các loại thực phẩm và những thói quen hàng ngày làm tổn thương gan của bạn

Thực phẩm thiếu lành mạnh bao gồm chất béo từ thịt động vật, bơ, sữa và dầu thực vật. Sản phẩm tinh bột, đường, rượu, và caffeine cũng sẽ làm suy yếu gan, chủ yếu là do suy tiêu hóa và xử lý quá mức đường/ tinh bột. Tránh thực phẩm biến đổi gene cũng là vô cùng quan trọng.

Hãy lựa chọn thực phẩm sạch hơn, làm sạch nước và không khí của bạn một cách thích hợp. Bạn nên biết rằng bất kỳ đơn thuốc hoặc thuốc đặc biệt có hại cho gan và sẽ luôn luôn làm tổn hại chức năng của nó.

Thiếu ngủ và suy nghĩ tiêu cực cũng góp phần làm suy giảm chức năng gan, do đó hãy cải thiện giấc ngủ của bạn và suy nghĩ ít thôi nhé.

3. Sử dụng thực phẩm và thảo dược giải độc gan

Để giải độc gan tốt hơn, hãy sử dụng thực phẩm và thảo giúp làm sạch gan, bao gồm: Bông cải xanh, bắp cải, củ cải đường, tỏi, hành, quả óc chó, bơ, táo, bưởi, các loại rau xanh, dưa cải bắp...

Các loại thảo mộc phổ biến cũng được biết đến để làm sạch chức năng gan bao gồm: cây kế sữa, cây bồ công anh, atisô, nghệ.

4. Cải thiện hệ tiêu hóa của bạn

Các đường tiêu hóa là nơi tiếp xúc với các chất độc đầu tiên khi nó đi vào cơ thể. Nếu nó bị tổn thương, nó cho phép các tác nhân gây bệnh mất gốc, vượt qua màng ruột và vào máu.

Nếu ruột tiếp tục để các độc tố xâm nhập, gan sẽ chịu nhiều gánh nặng để loại bỏ những độc tố bằng cách lọc các chất vô hại và thải chúng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân. Đây là lý do tại sao việc cải thiện tiêu hóa của bạn là rất quan trọng, để đảm bảo gan của bạn không phải làm việc quá mức.

Thời gian hoạt động cao điểm của gan cũng bị ảnh hưởng bởi bữa ăn cuối của ngày. Do đó, để củng cố các chức năng gan, bạn nên ăn tối nhẹ nhàng và đi ngủ sớm. Những điều tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn đến chức năng chung của gan và các cơ quan khác. Hãy làm việc điều độ để có năng suất tốt nhất!

Theo kinh điển y học cổ truyền, nói đến kinh lạc qua thiên Kinh biệt sách Linh Khu viết: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả”.

Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật như “đồng hổ sinh học” vậy, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng hay gọi là giờ vượng của kinh đó. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc.

 

Đồng hồ sinh học - kinh lạc vận hành theo quy luật

Từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão): đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc

 

Từ 3 - 5 giờ sáng (giờ Dần): phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn, nếu có bệnh tại phế. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.

Từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão): đại trạng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc.

    Từ 7 - 9 giờ sáng (giờ Thìn): giờ thịnh Vị kinh, lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.

    Từ 9 - 11 giờ sáng (giờ Tỵ): khi Tỳ kinh thịnh, có thể nói lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.

    Từ 11giờ sáng - 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động, là thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.

    Từ 1 - 3 giờ chiều (giờ Mùi): có thể nói ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.

    Từ 3 - 5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang kinh hoạt động mạnh, cần uống nhiều nước hơn.

    Từ 5 giờ chiều - 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận kinh hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bệnh ở kinh Thận - Bàng quang xoa bóp bấm huyệt vị, tập dưỡng sinh, thả lỏng cơ thể.

    Từ 7 - 9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này thần kinh và tim hoạt động mạnh nhất.

    Từ 9 - 11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Có thể ví như đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

    Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý) là Đảm kinh hoạt động. Và từ 1 - 3 giờ sáng (giờ Sửu) là Can kinh hoạt động. Có thể xem như Can kinh - Đảm kinh như gan mật, là cơ quan khử độc bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này, nhằm nâng cao chức năng điều tiết và phục hồi của kinh lạc sau 1 ngày làm việc.

    Sách “Hoàng đế nội kinh” viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ”. Điều này được giải thích như sau, khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí của toàn thân sẽ nhanh chóng quay về phủ tạng tương ứng để phục hồi. Đó là lý do chúng ta nên có thói quen ngủ sớm sau một ngày làm việc, tránh thức khuya lâu ngày thành thói quen làm đồng hồ sinh học của bản thân bị lệch, đồng thời kéo theo sự mất cân bằng trong cơ thể gây bệnh.

    BS. TRẦN THỊ ĐOAN TRANG