Ngoài việc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hàng ngày, ta có thể sử dụng thêm một số cây thuốc nam điều trị bệnh mất ngủ sau đây:

Tâm sen


Tâm sen có màu xanh, vị đắng giúp an thần dễ ngủ

<>Tâm sen là chồi mầm bên trong của hạt sen. Tâm sen có màu xanh, vị đắng. Đây là vị thuốc thường được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngày nay tâm sen còn được chế biến thành dạng trà để tiện sử dụng. Để điều trị bệnh mất ngủ ta có thể dùng tâm sen hãm trà uống hàng ngày hoặc dùng bài thuốc gồm 4 vị Lá vông, cây lạc tiên, lá dâu tằm, tâm sen đem sắc lên để làm thuốc uống trị mất ngủ.</>

Củ gừng


Gừng là vị thuốc chữa mất ngủ hiệu quả được nhiều người tin dùng

Là loại dược liệu phổ biến và dễ tìm, củ gừng cũng được rất nhiều người sử dụng trong việc chữa mất ngủ.

Rất đơn giản, bạn có thể dùng gừng để chữa mất ngủ theo những cách sau:</>

– Nấu nước gừng ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn.

<>– Nửa củ gừng nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng.

– Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong vòng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày.

Cây trinh nữ

Trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh và chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.

Cách dùng: mỗi lần lấy khoảng 20 lá cây trinh nữ khô hoặc tươi, cho vào 100ml nước sắc lên tầm 5-10 phút, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cây xấu hổ – một bài thuốc chữa mất ngủ từ dân gian được nhiều người biết đến

 Hoa tam thất

Tất cả các thành phần của cây Tam thất bắc đều được sử dụng làm thuốc, đây được coi là cây thuốc vàng trong Đông Y. Đặc biệt, hoa Tam thất là một loại trà thảo dược dùng pha uống hằng ngày với rất nhiều công dụng trong đó nổi bật với tác dụng chữa bệnh mất ngủ.  Sử dụng trà hoa tam thất vào ban ngày bạn sẽ dễ ngủ hơn vào buổi tối. Sử dụng lâu dài, bệnh mất ngủ của bạn sẽ được đẩy lùi lúc nào không hay.

Uống trà hoa tam thất giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn

Lá vông

Là cây mọc hoang rất dễ tìm ở các vùng quê khắp cả nước. Lá vông có vị đắng nhạ, hơi chát, tính bình là thảo dược có tác dụng hoạt huyết, an thần, kích thích ngủ, điều trị huyết áp cao.

Lá vông nem được dùng để điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh

Trong Đông Y, lá vông được dùng nhiều trong các bà thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh. Bài thuốc như sau:

Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, sắc với 1 lít nước uống trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ ngủ rất ngon nhé.

Cây lạc tiên


Lạc tiên giúp dưỡng tâm, an thần, cho giấc ngủ ngon

Lạc tiên là bài thuốc dưỡng tâm, an thần phổ biến được dùng trong hầu hết các bài thuốc chữa mất ngủ của Đông Y. Lạc tiên có thể dùng với nhiều phương pháp khác nhau, có người lấy để nấu canh, cũng có người lấy lạc tiên phơi khô để hãm nước uống như chè. Bất kể ăn hay uống trà lạc tiên đều có tác dụng giảm bớt chứng mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp. Cũng có thể sử dụng lạc tiên với những loại thảo dược hỗ trợ mất ngủ khác như tâm sen, lá vông hay dâu tằm…sắc lên uống sẽ là bài thuốc nam điều trị rất hiệu quả chứng mất ngủ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Nam trị mất ngủ

– Sử dụng cây thuốc Nam chữa mất ngủ cần phải rất kiên trì sử dụng lâu dài.

– Dược tính trong các loại thảo dược có thể sẽ bị giảm bớt trong quá trình đun, sắc vì vậy cần tìm cách chế biến, đun sắc hoặc pha chế kết hợp phù hợp với từng loại thảo dược.

– Khi lựa chọn phương pháp mua các loại thảo dược khô, cần kiểm tra thật kỹ tránh trường hợp mua phải các loại cây bị trộn lẫn, mua nhầm loại cây hoặc các loại thảo dược có sử dụng chất kích thích hoặc chất bảo quản.

– Cần xác định rõ người bệnh có bị dị ứng với thành phần nào của cây thuốc Nam hay không trước khi sử dụng, tránh những biến chứng không đáng có.

– Sử dụng cây thuốc Nam một cách đơn lẻ chỉ giải quyết được triệu chứng của bệnh mất ngủ nhờ thành phần an thần có trong loại dược liệu đó. Tuy nhiên mất ngủ là bệnh hỗn hợp và theo quan điểm Đông Y, căn nguyên của nó là những tổn thương ngũ tạng do các tác nhân tâm lý gây nên.

Nguyên nhân mất ngủ theo quan điểm Đông Y

Theo kinh nghiệm Đông Y đúc kết từ nhiều đời nay, các tác nhân tâm lý tiêu cực có thể làm tổn thương ngũ tạng, gây ra một loạt các triệu chứng trong đó có cả mất ngủ, cụ thể:

  • Tư lự, ưu phiền quá mức ⇒ TÂM TỲ YẾU, biểu hiện là mất ngủ, hoảng hốt, tim hồi hộp, hay quên, chân tay rũ mỏi, ăn uống kém.
  • Uất ức phiền não ⇒ CAN KHÍ UẤT KẾT, biểu hiện là mất ngủ, đầy tức sườn ngực, ợ hơi, cáu gắt, ngủ hay chiêm bao linh tinh.
  • Căng thẳng ⇒ VỊ KHÍ KHÔNG ĐIỀU HÒA, biểu hiện là mất ngủ, đầy tức bụng, ợ hơi.
  • Suy nghĩ quá độ ⇒ THẬN ÂM HƯ, biểu hiện là mất ngủ, buồn bực, ù tai, đau lưng, phụ nữ có khí hư.
  • Phụ nữ sau sinh hoặc lao động quá sức ⇒ SUY NHƯỢC CƠ THỂ (tổn thương tất cả các tạng), biểu hiện là tất cả các triệu chứng trên.

Bởi vậy cần có sự phối hợp với các dược liệu khác nhau theo một bài thuốc, không chỉ dưỡng tâm an thần mà còn phục hồi tổn thương ngũ tạng, đây gọi là trị từ GỐC.

Nguyên nhân gây Stress & Mất ngủ theo quan điểm Đông Y


Sử dụng thảo dược cải thiện tình trạng mất ngủ sao cho an toàn, hiệu quả

Bạn cần hết sức lưu ý khi tự mình sử dụng các loại thảo dược để trị mất ngủ sẽ rất khó để đạt hiệu quả cao do khó xác định được liều lượng thảo dược đúng và đủ, khó kiểm soát chất lượng thảo dược và đặc biệt một số loại thảo dược khi sử dụng quá lâu và liên tục sẽ gây hại tới sức khỏe người bệnh.

Ngoài ra, việc lựa chọn loại thảo dược nào để điều trị từ GỐC căn bệnh mất ngủ, đem lại giấc ngủ thật, đòi hỏi phải phải có một kinh nghiệm nhất định, thường là rất nhiều năm, thậm chí nhiều đời

Để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc, bạn nên tìm hiểu những sản phẩm trị mất ngủ có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, vừa đem lại hiệu quả nhanh vì liều lượng đã được tính toán kỹ càng, vừa tiện lợi khi sử dụng.


Muốn chữa bệnh mất ngủ hiệu quả và nhanh chóng thì trước tiên bạn cần xác định được nguyên nhân gây mất ngủ. Khi đã xác định được đúng nguyên nhân rồi thì việc tiếp theo là lựa chọn đúng giải pháp chữa bệnh

1. Nguyên nhân gây mất ngủ từ bên trong

1.1. Nguyên nhân gây mất ngủ do các bệnh mãn tính

Nguyên nhân của mất ngủ đôi khi là do những bệnh lý khác, ví dụ như: đau xương khớp, viêm xoang, đau dạ dày, tiểu đêm, bốc hỏa gây khó chịu, đau đớn vì thế mà ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Vì vậy việc đầu tiên cần làm là bạn phải tìm giải pháp chữa khỏi dứt điểm các chứng bệnh này trước mới mong có giấc ngủ sâu được.

1.2. Mất ngủ do tuổi già

Có một thực tế là càng về già tỉ lệ mất ngủ càng tăng cao hơn. Khi tuổi cao sức khỏe sẽ giảm sút rõ rệt, những chức năng quan trọng của 5 tạng Tâm, Tỳ, Can, Phế, Thận bị lão hóa và suy yếu khiến người già ngủ không sâu giấc, thời lượng ngủ cũng giảm rõ rệt. Họ thường xuyên khó ngủ về đêm, hay thức dậy sớm dù cho ban ngày ngủ ít thậm chí không ngủ.

Ở độ tuổi này, người già thường có xu hướng sử dụng thuốc an thần để “ép cơ thể ngủ” mà không lường được hậu quả là những tác dụng phụ của thuốc như càng dùng càng tăng liều và bị phụ thuộc vào thuốc.

Tỷ lệ người già dễ mắc bệnh mất ngủ hơn so với người trẻ

1.3. Ngưng thở khi ngủ

Một trong những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ chính là ngưng thở khi ngủ, ngưng thở làm cho khí quản bị chèn ép một phần hoặc hoàn toàn nên hơi thở bị tạm dừng trong vài chục giây hoặc hàng phút. Theo phản xạ của sự sống, người bệnh sẽ liên tục thức giấc trong đêm nên không thể có giấc ngủ sâu và trọn vẹn được.

Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ có thể là do béo phì, tiểu đường, di truyền hoặc là do dị ứng. Bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ do yếu tố bên ngoài

2.1. Mất ngủ do tiếng ồn từ môi trường xung quanh

Giấc ngủ chúng ta thường được chia thành 5 giai đoạn nhỏ đó là: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ màng. Đối với người bị khó ngủ thì ở giai đoạn thứ nhất và thứ hai là dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn nhất. Tiếng ồn dễ gây tỉnh giấc nhất đó là những tiếng ồn mạnh như: tiếng còi xe, tiếng mở, đóng cửa mạnh, tiếng xoong nồi, tiếng người nói v..v…

Dù khó khăn nhưng lời khuyên của chúng tôi là bạn hãy cố gắng tìm một nơi yên tĩnh để ngủ ngon trước khi những cơn mất ngủ bất chợt này biến chuyển xấu thành mất ngủ mãn tính.

2.2. Mất ngủ do sử dụng chất kích thích

Những chất kích thích gây khó ngủ, ngủ lơ mơ không ngon giấc như: cà phê, thuốc lá, trà vì những chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Nếu bạn “nghiện” cà phê hoặc trà thì hãy uống vào buổi sáng. Tuyệt đối tránh không uống vào chiều muộn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

2.3. Mất ngủ do ăn uống không đúng cách

Quá no sẽ khiến dạ dày bị hoạt động quá mức, bạn sẽ cảm thấy bí bách khó chịu và không thể ngủ ngon giấc được, tốt nhất bạn nên ăn tối cách 3h trước khi đi ngủ.

Ngược lại với ăn quá no thì quá đói cũng khiến bạn không thể ngủ ngon được, lúc này bạn có thể uống thêm một cốc sữa ấm hoặc ăn nhẹ bằng vài chiếc bánh bích quy.

Không nên ăn nhiều thức ăn dầu mỡ vì nó gây đầy bụng khó tiêu

2.4. Mất ngủ do thay đổi múi giờ

Nguyên nhân gây mất ngủ là do bạn phải đi du lịch hoặc làm việc ở nơi khác có múi giờ cách xa với nơi bạn đang sinh sống và đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn chưa thể thích ứng với điều này gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ.

Nếu hành trình này không quá gấp thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh thích nghi và giấc ngủ sẽ được phục hồi.

2.5. Mất ngủ do áp lực cuộc sống gây suy nghĩ quá độ

Trong xã hội hiện đại và vận động không ngừng như hiện nay, tỉ lệ người bị mất ngủ do nguyên nhân suy nghĩ, lo lắng quá độ không phải là nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến họ phải suy nghĩ như áp lực trong công việc, áp lực tài chính, những mối quan hệ trong gia đình, thậm chí do những kì vọng quá cao, không dễ đạt được của bản thân v..v…

Ngoài ra nếu như có một biến cố cuộc sống tác động đến tâm lý quá mạnh ví dụ như khi mất đi một người vô cùng thân thiết, mất đi một khối tài sản lớn v..v… khiến tâm trạng buồn rầu, bực bội, đầu óc không thể ngừng suy nghĩ nên cũng không thể ngủ được.

Những suy nghĩ quá mức này khi bị dồn nén lâu ngày sẽ gây nên những sang chấn tâm lý hay còn gọi là Stress, là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Những vấn đề về tâm lý cần phải giải quyết bằng liệu pháp tâm lý. Có ai đó từng nói rằng “khi ta thay đổi thì thế giới cũng đổi thay“, khi chúng ta học được cách cởi mở tấm lòng của mình mà vui sống, tâm lý sẽ luôn được thoải mái và giấc ngủ dần dần sẽ trở về bên bạn.

2.6 Mất ngủ do thiếu chất:

Một số chất cần thiết để làm dịu thần kinh và não đó là:

A. Canxi

Canxi được biết đến là cần thiết cho sự phát triển của xương nhưng ít người biết rằng nó cũng có vai trò rất quan trọng trong giấc ngủ.

Canxi giúp làm dịu thần kinh một cách tự nhiên, điều này làm tăng cảm giác thư giãn trước khi ngủ. Khi bạn bị căng thẳng, hàm lượng canxi bị giảm đi, khiến bạn trở nên khó ngủ.

Nguồn bổ sung canxi phong phú là các sản phẩm sữa, các loại đậu, hạt, rong biển, súp lơ xanh và các chế phẩm bổ sung canxi.

Nếu bạn quyết định dùng các chế phẩm bổ sung canxi trước khi ngủ, hãy nhớ là loại chế phẩm bạn dùng nên chứa cả vitamin D vì vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi.

3 loại dưỡng chất nếu thiếu có thể gây mất ngủ 1
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của bạn. Ảnh minh họa

B. Magiê

Thiếu hụt magiê có thể dẫn tới sự lo âu, căng thẳng thần kinh không rõ nguyên nhân, do vậy có thể khiến bạn bị mất ngủ.
Thậm chí tồi tệ hơn là những người bị thiếu magiê không ngủ sâu và thường xuyên tỉnh giấc. Kết quả là bạn sẽ khó cảm thấy tỉnh táo vào buổi sáng.

Để khắc phục sự thiếu hụt magiê, bạn hãy ăn những thực phẩm chứa nhiều magiê như hạnh nhân, hạt điều, và cám lúa mì.

C. Vitamin B tổng hợp

Một số loại vitamin trong vitamin B tổng hợp như vitamin B3, B5, B9 và B12 đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết chu kỳ giấc ngủ.
Vitamin B3 còn gọi là niacin được cho là giúp những người bị trầm cảm hoặc những người thường xuyên tỉnh giấc ngủ tốt hơn. Vitamin B3 cũng tăng cường hiệu quả của trytophan, loại axit amino hỗ trợ sản sinh serotonin (một yếu tố điều chỉnh tâm trạng)

Vitamin B5 còn được gọi là axit pantothenic, có thể giúp giảm cảm giác lo âu và căng thẳng. Thiếu vitamin B5, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi nhưng không thể ngủ. 

Trong trạng thái tự nhiên, vitamin B9 được gọi là folat, axit folic là cái tên được sử dụng khi loại dưỡng chất này do con người tạo ra. Bất kể là bạn hấp thu folat từ chế độ ăn hay axit folic từ các chế phẩm bổ sung, việc hấp thu không đủ loại vitamin B này có thể gây mất ngủ. Folat được tìm thấy trong các loại rau lá xanh (như cải bó xôi, rau diếp, súp lơ xanh), các loại đậu, đầu Hà Lan, đậu lăng, chanh, chuối và dưa hấu.

Vitamin B12 còn được gọi là cobalamin giúp cơ thể duy trì nhịp sinh học, có vai trò kiểm soát chu kỳ giấc ngủ. Thiếu vitamin B12, bạn có thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và khó tập trung và khó ngủ. Nhiều bác sĩ khuyên dùng vitamin B12 để điều trị mất ngủ và có thể khắc phục các rối loạn giấc ngủ khác.

2.7. Mất ngủ do những thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt sau là một trong những nguyên nhân bạn không nghĩ tới nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn như:

  • Phòng ngủ thiếu gọn gàng sạch sẽ, khiến cơ thể không thoải mái.
  • Phòng ngủ quá chật chội, bừa bộn hoặc nhiều tiếng ồn.
  • Thói quen xem tivi, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.
  • Ngủ và thức không đúng giờ, thức khuya ngủ nướng.
  • Tập thể dục sát với giờ đi ngủ.
  • Để đèn ngủ quá sáng.
  • Ban ngày ngủ quá nhiều.