Ăn Bánh Pía phổi có nhiều lợi ích về da đẹp, phổi khỏe, hát hay, giữ hơi tốt, bơi nổi trên mặt nước không sợ chìm. Theo Đạo Phật: Đời người ngắn như 1 hơi thở, không còn thở nữa thì.... Do đó bánh pía phổi rất tốt để dưỡng thân thể khỏe mạnh vì có các thành phần lợi ích mà trong bài viết sau sẽ phân tích cụ thể
Bánh Pía phổi giúp phổi khỏe, thanh lọc bụi và chống vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Theo Đông Y: Phổi chủ về da, ai muốn da đẹp , phổi khỏe không thể bỏ qua sản phẩm này.
Thành phần: Đậu đỏ, lá dâu tằm, dầu dừa, Tiêu Lốp, Đường Hà Thủ Ô, Muối Hồng....
Sự Kết hợp tuyệt với các thành phần có lợi tạo ra sản phẩm bánh Pía Phỗi, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của phổi, chống lại bệnh tật và các chất độc môi trường xâm nhập vào phổi.
Hạn sử dụng: Khi mua về nếu chưa kịp ăn liền vui lòng bỏ vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản, bánh có HSD từ 10-20 ngày tùy theo thời tiết. Nếu thấy mốc thì không sử dụng nhé.
Liều lượng sử dụng: Nếu có bệnh về phổi: thì mỗi ngày ăn 2-4 cái bánh pía phổi + uống đường mía hà thủ ô ( 300-500g). Để thanh lọc thải độc và bồi bổ giúp phổi khỏe vá các bộ phận khác cũng khỏe theo. Đây là phát đồ ăn để chữa lành tự nhiên không dùng thuốc do Lương Y Nguyễn Lâm nghiên cứu. Trong quá trình sử dụng các bạn cần tư vấn hoặc trao đổi thêm để hỗ trợ kịp thời vui lòng liên hệ zalo: 0774733514 - Chúng tôi luôn đồng hành với bạn đến khi thành công.
Vì đây là thức ăn nên kgo6ng sợ tác dụng phụ như uống thuốc, rất lành tính và thiên nhiên 100% , không hại cơ thể và thay thế cho bữa ăn lành mạnh. Sống trong môi trường ô nhiễm ai cũng cần sản phẩm này để thanh lọc bồi bổ mỗi ngày. Là món quà quý giá cho các con tặng cha mẹ. Là tình yêu thương vô bờ bến của Cha mẹ chăm sóc con cái mỗi ngày.
Phổi chủ về da, ăn bánh Pía phổi ngoài việc giúp phổi khỏe để phòng và tự chữa lành các tổn thương ở phổi còn giúp thải độc và phòng bệnh rất tốt, ngoài ra còn giúp đẹp da, giữ mãi làng da tươi sáng, Trong bánh có đậu đỏ giúp tạo máu nên hồng cầu tốt nuôi cơ thể và da hồng hào. Bánh này không thể thiếu cho mọi nhà đặc biệt là phụ nữ muốn dưỡng nhang sắc lâu bền tươi trẻ. Ngoài ra phổi khỏe giúp hát hay, giữ hơi lâu và chất giọng tốt, làm Mc nói chuyện thời gian dài không bị khàng tiếng và khô cổ.
Sau đây là thông tin chi tiết về các thành phần có lợi của sản phẩm:
Lá dâu tằm có tác dụng gì?
Trị mất ngủ
Trong dân gian, uống nước lá dâu tằm được xem là một phương pháp trị mất ngủ hiệu quả. Nước lá dâu tằm và chiết xuất từ lá dâu tằm giúp máu lên não nhanh, khí huyết được lưu thông từ đó khiến bạn dễ vào giấc ngủ và mang lại giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Nước lá dâu tằm và chiết xuất từ lá dâu tằm giúp máu lên não nhanh
Ngăn bệnh tiểu đường
Chiết xuất từ lá dâu tằm có khả năng duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định, hạn chế lượng đường hấp thụ vào cơ thể, cũng như an toàn cho những người bị rối loạn tiểu đường.
Ở một nghiên cứu kéo dài 3 tháng, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 uống 1.000mg chiết xuất lá dâu tằm 3 lần mỗi ngày trong bữa ăn đã giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn, so với nhóm dùng giả dược.
Lá dâu tằm cung cấp một số hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường
Tốt cho tim mạch
Nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất lá dâu tằm có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm cholesterol, huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, một nguyên nhân gây bệnh tim. Ví dụ, sau 12 tuần, nghiên cứu trên 23 người có cholesterol cao cho thấy rằng việc bổ sung lá dâu tằm giúp giảm nồng độ cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).
Một nghiên cứu khác kéo dài 12 tuần trên 10 người có chất béo trung tính cao cho thấy rằng sử dụng chiết xuất lá dâu tằm hàng ngày giúp giảm mức chất béo trung tính. Nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy rằng lá dâu tằm có khả năng ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách giảm tổn thương tế bào và kiểm soát huyết áp.
Lá dâu tằm có khả năng ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim
Ngăn ngừa đột quỵ
Lá dâu tằm được xem là có khả năng làm giảm các cholesterol xấu trong cơ thể, ổn định lượng đường trong máu, tránh các tình trạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Uống nước được sắc từ lá dâu tằm sẽ giúp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
Lá dâu tằm có khả năng làm giảm các cholesterol xấu trong cơ thể
Kiểm soát đường máu
Lá dâu tằm có chứa hoạt chất 1-Deoxynojirimycin (DNJ) – chất gây ức chế alpha – glucosidase trong dạ dày giúp làm giảm lượng glucose trong máu, hạn chế hấp thụ đường và cholesterol vào cơ thể, giữ cho lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định tránh các tình trạng tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao.
Trong một nghiên cứu thực hiện gần đây, 37 người trưởng thành đã ăn maltodextrin, một loại bột giàu tinh bột làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Sau đó, họ được cho uống chiết xuất lá dâu tằm có chứa 5% DNJ. Những người dùng 250 hoặc 500mg chiết xuất có mức tăng lượng đường trong máu và insulin thấp hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược.
Lá dâu tằm có chứa hoạt chất 1-Deoxynojirimycin (DNJ)
Có tác dụng chống viêm
Lá dâu tằm chứa các hợp chất chống viêm và chất chống oxi hóa, như flavonoid. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá dâu tằm có khả năng ngăn chặn viêm nhiễm và stress oxi hóa, cả hai đều có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính. Trong các nghiên cứu trên chuột có chế độ ăn chứa nhiều chất béo, lá dâu tằm đã giảm các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C và các biểu hiện của căng thẳng oxi hóa như superoxide dismutase.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên tế bào bạch cầu của con người cũng đã thấy rằng chiết xuất từ lá dâu tằm và trà của nó giảm protein gây viêm và giảm tổn thương DNA do stress oxi hóa. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu trên người để xác nhận tác động của lá dâu tằm đối với sức khỏe.
Lá dâu tằm chứa các hợp chất chống viêm và chất chống oxi hóa
Chữa lành vết thương
Lá dâu tằm giúp vết thương mau chóng được chữa lành hơn, bởi khả năng kháng viêm hỗn hợp từ lá dâu tằm giúp vết thương chống lại các nguy cơ viêm nhiễm từ đó giúp vết thương tăng tốc độ chữa lành.
Lá dâu tằm giúp vết thương mau chóng được chữa lành hơn
Lợi sữa cho mẹ sau sinh
Hỗn hợp lá dâu tằm được cho là tốt cho bà mẹ khi đang trong quá trình cho con bú, lá dâu tằm có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, bổ sung chiết xuất lá dâu tằm cho mẹ để trẻ có đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Hỗn hợp lá dâu tằm được cho là tốt cho bà mẹ khi đang trong quá trình cho con bú
Giàu chất chống oxy hoá
Lá dâu tằm giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào cơ thể chống lại các gốc tự do, tránh tình trạng stress oxy hóa và ngăn chặn việc diễn ra quá trình lão hóa của cơ thể.
Lá dâu tằm giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào
Tốt cho tiêu hoá
Lá dâu tằm chứa nhiều vitamin, chất xơ và có tính mát từ đó việc sử dụng nước lá dâu tằm như một phương pháp cải thiện hệ tiêu hóa một cách tự nhiên, an toàn. Ngăn chặn các bệnh tiêu hóa như: táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…
Lá dâu tằm chứa nhiều vitamin, chất xơ
Giảm triệu chứng bệnh cảm lạnh
Trà dâu tằm không chỉ là một thức uống thơm ngon mà còn được sử dụng trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Nó có khả năng giảm triệu chứng như nhức đầu, ho, đau mắt, sốt và đau họng.
Đặc biệt, trà dâu tằm cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm họng hạt bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đối với các triệu chứng cảm lạnh, trà dâu tằm có thể giúp khắc phục chúng bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Dâu tằm có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm họng
Chứa nhiều khoáng chất
Lá dâu tằm là nguồn giàu magie, vitamin B2 và chất chống oxy hóa. Magie hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng như hoạt động của dây thần kinh, cơ bắp và duy trì sức khỏe tim mạch, cũng như quản lý đường huyết và huyết áp. Vitamin B2 giúp tạo tế bào hồng cầu, sản xuất năng lượng, bảo vệ mắt và hệ thần kinh, và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Nước ép dâu tằm cũng có khả năng tăng lưu thông máu, giảm huyết áp và giảm nguy cơ cục máu đông. Nó cũng có tác dụng giúp loại bỏ dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
Lá dâu tằm là nguồn giàu magie, vitamin B2 và chất chống oxy hóa
Tác dụng chống ung thư
Một số nghiên cứu trên tế bào ung thư gan và cổ tử cung đã liên kết lá dâu tằm với khả năng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Những kết quả này đầy khích lệ và cho thấy tiềm năng trong việc sử dụng lá dâu tằm như một phần của phòng ngừa và điều trị ung thư.
Lá dâu tằm chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư
Có lợi cho sức khỏe gan
Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã xác định rằng chiết xuất từ lá dâu tằm có khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi hư hại và giảm viêm nhiễm gan. Điều này đặc biệt quan trọng cho những người lo lắng về sức khỏe gan của họ, đặc biệt là do tác động của các yếu tố gây hại như cồn và chất độc.
Lá dâu tằm bảo vệ tế bào gan khỏi hư hại và giảm viêm nhiễm gan
Tác dụng giảm cân
Có nghiên cứu ghi nhận rằng lá dâu tằm có khả năng tăng quá trình đốt cháy chất béo, giúp kích thích việc giảm cân. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những người đang nỗ lực kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe thông qua việc giảm béo cơ thể.
Lá dâu tằm tăng quá trình đốt cháy chất béo, giúp kích thích việc giảm cân
Cải thiện sắc tố da
Nghiên cứu trên tế bào da đã chỉ ra rằng chiết xuất từ lá dâu tằm có thể ngăn ngừa sự gia tăng sắc tố da đó là các mảng da tối màu và thậm chí có thể giúp làm sáng da một cách tự nhiên. Điều này làm cho lá dâu tằm trở thành một phương pháp tiềm năng để cải thiện làn da và giảm các vấn đề về sắc tố.
Lá dâu tằm cải thiện làn da và giảm các vấn đề về sắc tố
Uống nước lá dầu tằm có tác dụng gì?
Nước lá dâu tằm là gì?
Nước lá dâu tằm là một loại thảo dược đa dụng, được sử dụng trong nhiều mục đích, từ ăn trực tiếp, làm siro đến ngâm rượu. Lá dâu tằm cung cấp nhiều dinh dưỡng như axit amin, vitamin C, vitamin B1 và axit hữu cơ như tanin và isobutyric. Tuy nhiên, trước khi sử dụng lá dâu tằm để chữa bệnh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
Lá dâu tằm ăn trực tiếp, làm siro đến ngâm rượu
Tác dụng khi uống lá dâu tằm
Lá dâu tằm có nhiều lợi ích sức khỏe như:
Ổn định huyết áp: Chứa resveratrol, một flavonoid quan trọng, giúp điều chỉnh huyết áp và giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch.
Điều trị chứng mất ngủ: Lá dâu tằm chứa các dưỡng chất giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, giúp cải thiện giấc ngủ.
Phòng ngừa cảm lạnh: Lá dâu tằm có tác dụng làm tan gió nhiệt, giúp phòng ngừa cảm lạnh.
Làm đẹp da: Lá dâu tằm chứa α-hydroxy axit giúp điều trị nám và tàn nhang, tái tạo làn da.
Làm sáng mắt: Lá dâu tằm giúp giảm mệt mỏi và bảo vệ mắt khỏi bệnh viêm nhiễm.
Lá dâu tằm có nhiều lợi ích sức khỏe
Tắm nước lá dâu tằm có tác dụng gì?
Tác dụng khi tắm nước lá dâu tằm
Lá dâu tằm chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, B1, D, axit amin tự do, axit hữu cơ, và tanin. Vì vậy, nước tắm lá dâu tằm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch và nuôi dưỡng da. Mẹ thường tắm lá dâu tằm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ điều trị rôm sảy, mẩn ngứa và phát ban.
Đồng thời, nhiều người cho rằng tắm lá dâu tằm cũng giúp trị mồ hôi trộm, giúp trẻ ngủ ngon hơn và ngăn ngừa cảm lạnh do mồ hôi ngấm vào cơ thể. Người lớn cũng có thể tận dụng lợi ích của lá dâu tằm trong việc làm sạch và nuôi dưỡng da.
Lá dâu tằm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch và nuôi dưỡng da
Cách tắm nước lá dâu tằm
Cách tắm hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ
Cách nấu nước lá dâu tằm để tắm cho bé rất đơn giản:
Rửa sạch một nắm lá dâu tằm không sâu bệnh và không nhiễm thuốc trừ sâu hoặc chất bảo quản.
Cho lá dâu tằm đã rửa sạch vào nồi cùng với 1,5 lít nước sạch, đun sôi trên lửa nhỏ.
Khi dưỡng chất từ lá dâu tằm đã ngấm vào nước, tắt bếp.
Chắt lấy nước lá dâu tằm, loại bỏ bã và thêm nước nguội để có nước tắm ở nhiệt độ khoảng 35-38 độ C.
Tắm bé bằng nước lá dâu tằm như bình thường, không cần tắm lại với nước sạch.
Hãy áp dụng phương pháp này 1-2 lần mỗi tuần và không nên sử dụng liên tục.
Cách nấu nước lá dâu tằm để tắm cho bé
Cách tắm lá dâu tằm làm trắng da cho người lớn
Để tắm trắng bằng lá dâu tằm, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Chuẩn bị lá dâu tằm tươi và 5-6 muỗng mật ong nguyên chất.
Rửa sạch lá dâu tằm, sau đó xay nhuyễn cùng với mật ong.
Thoa hỗn hợp dâu tằm và mật ong lên da sau khi tẩy da chết body, giữ trong khoảng 10 phút và có thể kết hợp với massage nhẹ.
Rửa lại bằng nước sau 10 phút, có thể sử dụng sữa tắm.
Lau khô và thoa kem dưỡng ẩm lên da.
Cách nấu nước lá dâu tằm cho người lớn
Tác dụng phụ của lá dâu tằm
Mặc dù lá dâu tằm đã được chứng minh là an toàn trong nhiều nghiên cứu trên người và động vật, nhưng nó có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi và táo bón. Người dùng thuốc tiểu đường nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng lá dâu tằm do tác động của nó đối với lượng đường trong máu.
Ngoài ra, cần thêm nghiên cứu sâu hơn về sự an toàn của lá dâu tằm khi sử dụng trong thời gian dài. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tránh sử dụng lá dâu tằm do thiếu thông tin về độ an toàn.
Tác dụng phụ của lá dâu tằm bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi và táo bón
Lá dâu tằm mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua lá dâu tằm phơi khô và cả lá dâu tằm tươi trên các trang thương mại điện tử hoặc các nơi bán dược liệu từ thiên nhiên. Hiện nay, lá dâu tằm tươi có giá khoảng 50.000 đồng/kg và 130.000 đồng/kg lá dâu tằm khô.
Thành phần dinh dưỡng của đậu đỏ
Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong 100g đậu đỏ:
Đậu đỏ cung cấp một lượng protein và chất xơ lành mạnh, là loại thực phẩm phù hợp cho những người trong chế độ ăn kiêng giảm mỡ. Các loại đậu có hàm lượng calo thấp nhưng vẫn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời protein trong đậu cũng góp phần quan trọng trong việc tăng lượng cơ bắp.
Đậu đỏ hỗ trợ quá trình giảm cân tăng cơ
2
Cải thiện hệ tiêu hóa
Đậu đỏ cũng chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, đồng thời tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đường ruột. Đặc biệt, tiêu thụ chất xơ thường xuyên cũng giúp giảm và ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột như táo bón và tiêu chảy.[1]
Chất xơ trong đậu đỏ giúp tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa
3
Ngừa các bệnh về tim mạch
Chất xơ cùng với sự kết hợp của các khoáng chất: natri, kali và sắt trong đậu đỏ có tác dụng cải thiện sức khỏe của hệ thống tim mạch của bạn. Chúng cũng giúp giảm cholesterol và cải thiện lưu lượng máu, sau đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch.
Chất xơ và khoáng chất trong đậu đỏ giúp ngừa các vấn đề về tim mạch
4
Tốt cho thận
Đậu đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe thận. Đậu đỏ chứa nhiều chất xơ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giữ huyết áp ở mức ổn định, tránh ảnh hưởng đến chức năng thận.
Chất xơ cao trong đậu đỏ cũng giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, đậu đỏ cũng cung cấp magie và kali làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.[2]
Đậu đỏ giúp bảo vệ chức năng thận và ngừa sỏi thận
5
Bổ sung vitamin cho cơ thể
Trong đậu có chứa hàm lượng vitamin cao như: vitamin A, B1, B2, B12 giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn và vi-rút. Vì thế, chúng nên đưa đậu đỏ vào chế độ ăn hằng ngày nhằm bổ sung vitamin cho cơ thể mỗi ngày.
6
Đào thải độc tố
Thực tế, cơ thể chúng ta ngoài việc hấp thụ chất dinh dưỡng thì cũng cần loại bỏ những độc tố có hại nhằm đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Vì thế, bổ sung các thực phẩm có lợi cho việc đào thải cũng là một điều cần thiết.
Đậu đỏ là một trong những loại thực phẩm bạn cần cân nhắc đầu tiên vì trong đậu đỏ có một khoáng chất được gọi là molypden có khả năng hỗ trợ quá trình thải độc tố ở gan.
Trong đậu đỏ có chứa khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình đào thải độc tố
7
Tăng cường hệ miễn dịch
Với lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất có trong đậu đỏ, đây chính là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho hệ miễn dịch của chúng ta. Tiêu thụ đậu đỏ mỗi ngày để tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm cúm và cải thiện sức khỏe cho cơ thể.
Đậu đỏ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể
8
Kiểm soát huyết áp
Trong đậu đỏ có chứa nhiều chất vi lượng như magie và kali giúp giảm nồng độ natri cao trong máu, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Do đó, dùng đậu đỏ hằng ngày không chỉ hỗ trợ kiểm soát huyết áp mà còn giúp tránh các vấn đề về tim mạch như: suy tim, rối loạn nhịp tim...
Đậu đỏ giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức bình thường
9
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Đậu đỏ có chỉ số GI thấp, phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường. Chất xơ và protein có trong đậu đỏ giúp cho quá trình hấp thu đường vào máu diễn ra chậm hơn nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, nhờ đó hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh đái tháo đường típ 2.
Chất xơ và protein giúp kiểm soát lượng đường trong máu
10
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận cấp tính/ viêm tiểu cầu thận
Viêm thận cấp tính, viêm tiểu cầu thận là tình trạng suy giảm chức năng của cầu thận, khi bộ phận này chịu tổn thương lâu dài sẽ dẫn đến viêm.
Các chất dinh dưỡng mà đậu đỏ đem lại có thể giúp tăng cường sức khỏe của chức năng thận. Đặc biệt, đậu đỏ có chứa acid oleic, một loại chất béo lành mạnh cũng có trong dầu oliu, giúp chống lại chứng viêm ở cầu thận và ngăn các gốc tự do tác động xấu đến tế bào.
Đậu đỏ hỗ trợ điều trị các vấn đề về thận
11
Cải thiện sức sống làn da
Chất xơ luôn có lợi cho làn da. Chất xơ trong đậu đỏ giúp cải thiện làn da, giúp giảm sự phát triển của mụn, tăng cường sức khỏe làn da.
Ngoài ra, lượng lớn vitamin và khoáng chất có trong đậu đỏ chính là liều thuốc hiệu quả nhất giúp cải thiện trình da và làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả nhất.
Các thành phần dinh dưỡng trong đậu đỏ giúp trẻ hóa làn da, căng tràn sức sống
12
Chống oxy hóa
Trong đậu đó có chứa các chất chống oxy hóa đã được nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy công dụng giúp ngăn chặn các phản ứng không có lợi đến từ các gốc tự do trong cơ thể, điển hình là chất phenolic, các loại vitamin và vi chất có trong đậu đỏ.
Đậu đỏ chứa chất chống oxy hóa ngăn các phản ứng có hại từ các gốc tự do
13
Giảm nguy cơ ung thư
Đậu đỏ chứa các thành phần quan trọng làm giảm nguy cơ ung thư, bao gồm:
Saponin và lignans: giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u.
Chất chống oxy hóa: giúp loại bỏ các gốc tự do có khả năng gây ung thư.
Chất xơ: giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
Đậu đỏ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư
14
An thai, kích thích tuyến sữa
Đậu đỏ có chứa folate (vitamin B9). Đây là một loại vitamin rất quan trọng tham gia sản xuất DNA và phân chia tế bào. Do đó, đậu đỏ sẽ cung cấp lượng dưỡng chất đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Ngoài ra, đậu đỏ còn giúp tăng nồng độ prolactin, giúp tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.
Bổ sung folate trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
15
Chống loãng xương
Trong đậu đỏ có chứa hàm lượng cao những chất có hoạt tính sinh học như saponin và catechin. Hai chất này có tác dụng giúp ổn định mật độ xương từ đó hạn chế nguy cơ gây loãng xương. Ngoài ra, hàm lượng canxi và magie trong đậu đỏ đặc biệt giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. (Xem thêm các sản phẩm canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động).
Các thành phần có trong đậu đỏ giúp xương chắc khỏe ngăn ngừa loãng xương
16
Tác hại khi lạm dụng đậu đỏ
Tác dụng phụ phổ biến của đậu đỏ là vấn đề đầyhơi, khó tiêu khi tiêu thụ quá nhiều đậu đỏ. Triệu chứng này không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho người dùng. Khi mới bắt đầu thêm đậu vào chế độ ăn, bạn nên tăng dần từ lượng đậu ít không nên ăn lần đầu với một lượng lớn.
Không nên ăn quá nhiều đậu đỏ để tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa
17
Những lưu ý khi sử dụng hạt đậu đỏ tại nhà
Một số lưu ý bạn cần quan tâm khi dùng đậu đỏ:
Ngâm đậu qua đêm để rút ngắn thời gian nấu.
Nên luộc đậu ít nhất 10 phút (loại bỏ lectin).
Người có cơ địa dị ứng nên cẩn thận khi ăn đậu.
Đậu có thể gây đầy hơi, khó chịu trong đường ruột.
Lưu ý trong việc chế biến, nguy cơ dị ứng và tác dụng phụ mà đậu đỏ có thể đem lại
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Tác dụng trên tim mạch
Tinh dầu của quả khi dùng với liều 0,2ml/kg, khi tiêm xoang bụng cho thấy tác dụng phòng ngừa rối loạn nhịp tim gây ra bởi adrenalin, bari chloride trên thỏ, chuột cống trắng đồng thời tăng cường sức chịu đựng của tim ở chuột lang đối với tác dụng gây chết của onabain nhưng không có tác dụng phòng ngừa rung thất gây ra bởi chloroform ở chuột nhắt trắng.
Tác dụng đối với chuyển hóa cholesterol
Khi tiến hành thí nghiệm mô hình gây cholesterol huyết ở chuột nhắt trắng bằng cách nuôi chuột với chế độ ăn giàu cholesterol, cho sử dụng thành phần không xà phòng hóa trong tinh dầu của cây tiêu lốt với liều 40mg/kg trong 20 ngày bằng đường uống đã thấy tác dụng hạ cholesterol toàn phần trong máu và trong gan đồng thời còn thấy tác dụng tăng cholesterol trong dịch mật.
Khi dùng ở liều 20, 30, 40mg/kg thì tác dụng tăng theo liều lượng.
Chính nhờ tác dụng này mà tiêu lốt còn có khả năng ngăn ngừa xơ vữa động mạch thông qua việc thúc đẩy quá trình este hóa, quá trình bài tiết của cholesterol.
3.2 Tác dụng kháng khuẩn
Tinh dầu tiêu lốt cho thấy tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng như Bacillus dysenteriae, Staphylococcus aureus,...
3.3 Tác dụng hạ huyết áp
Hợp chất Piplartine cho thấy tác dụng hạ huyết áp nhưng không có tác dụng trên nhịp thở và hô hấp.
3.4 Tác dụng khác
Tiến hành thí nghiệm trên hồi tràng cô lập của thỏ và chuột cống trắng các nhà khoa học nhận thấy rằng, piplartine có tác dụng ức chế trương lực và co bóp của ruột.
3.5 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.5.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Cay, tính nóng, quy vào các kinh tỳ, vị.
Tác dụng: Tán hàn, ôn trùng, hạ khí, chỉ thống.
3.5.2 Công dụng
Y học cổ truyền sử dụng tiêu lốt để chữa đau bụng, dạ dày lạnh, sôi bụng, nôn ra nước chua, tiêu chảy, đau đầu, viêm xoang, chảy nước mũi, kinh nguyệt không đều với liều 1,5 đến 3,0g quả hoặc 2,0 đến 5,0g rễ cây dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng viên hoàn.
Có thể dùng riêng hoặc phối hợp cùng với các loại thuốc khác.
Lưu ý: Không nên dùng tiêu lốt ở những người uất hỏa, thực hiện, âm hư hỏa vượng.