DIỆP HẠ CHÂU, CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA CHỮA BỆNH GAN

http://www.benhvienthongminh.com

Mô tả

DIỆP HẠ CHÂU/CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA

Diệp hạ châu thường được gọi là cây chó đẻ răng cưa, tên khoa học Phyllanthus urinaria L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.

Tại sao lại gọi là cây chó đẻ?

Sở dĩ tên gọi như vậy vì từ xa xưa các bậc chân y đã quan sát và thấy rằng sau khi sinh, chó mẹ thường tìm ăn loại cây này nên gọi là cây chó đẻ.

Cây có thể mọc thẳng hoặc bò dưới đất, cao từ 30cm đến 80cm, có nhiều nhánh và lá nhìn rất giống lá cây phượng có hình răng cưa nên còn gọi là cây chó đẻ răng cưa.

Cây chó đẻ được trồng thành vùng dùng làm thuốc ở Cát Tiên – Lâm Đồng

Cây chó đẻ ra hoa vào tháng 4-6 và kết quả vào tháng 7-11 hàng năm. Cây chó đẻ có 2 loại hoa là hoa đực và hoa cái. Mô tả chi tiết bạn có thể xem trên Wikipedia

Mô tả: Diệp hạ châu cao từ 30 đến 60cm, thân nhẳn, mọc thẳng đứng, lá mọc so le, phiến lá thon nhỏ dài từ 5 đến 15mm, rộng từ 2 đến 5mm. Diệp hạ châu mọc hàng năm ở khu vực nhiệt đới, là loại cỏ mọc hoang có thể tìm thấy nhiều nơi khắp nước ta. Theo Đông y, diệp hạ châu vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh Can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc

DIỆP HẠ CHÂU/CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA

Tác dụng của diệp hạ châu đắng – cây chó đẻ răng cưa

Diệp Hạ Châu

Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Phyllanthi, thường gọi là diệp hạ châu.

Nơi sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, các nước Ðông Dương. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ ruộng đất hoang, tới độ cao 500m. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hay phơi héo, bó lại phơi trong râm để dùng.

Thành phần hoá học của Diệp hạ châu: Trong cây có các acid, các triterpen một vài alcaloid và các dẫn xuất phenol. Gần đây, từ lá, người ta đã trích được acid ellagic, acid gallic, một acid phenolic và một flavonoid; chất thứ nhất không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng; còn có một chiết xuất tinh gọi là coderacin.

Tính vị: Chó đẻ răng cưa có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt.

Tác dụng của Diệp Hạ Châu 
Người ta cũng đã nhận thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong Chó đẻ răng cưa, Coderacin dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, nó có khả năng diệt một số vi khuẩn, nấm và mốc, chủ yếu là các mầm gây bệnh đối với mắt

DIỆP HẠ CHÂU/CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA

Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Còn dùng trị rắn cắn. Liều dùng 8-16g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã chiết lấy dịch uống hoặc vắt lấy nước bôi và lấy bã đắp. Cây tươi còn có thể giã nát đắp chữa các đầu khớp sưng đau. 
Ở Trung Quốc, người ta dùng Chó để răng cưa để chữa: 1. Viêm thận phù thũng; 2. Viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan; 3. Trẻ em cam tích, suy dinh dưỡng.
Ở Ấn Độ người ta dùng toàn cây như là thuốc lợi tiểu trong bệnh phù; cũng dùng trị bệnh lậu và những rối loạn đường niệu sinh dục và làm thuốc duốc cá. Rễ cây dùng cho trẻ em mất ngủ. Ở Campuchia, người ta dùng cây sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trị các bệnh về gan, trị kiết lỵ, sốt rét. Ở Thái Lan, cây được dùng trị các bệnh đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, trĩ và lỵ. Cây non được dùng làm thuốc ho cho trẻ em.

Diệp hạ châu giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B.
Diệp hạ châu được Đông y sử dụng như 1 loại thuốc thanh Can lương huyết, giải độc sát trùng từ lâu đời. Tuy nhiên, tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980s về sau. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật bản và Ấn độ đã cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong Diệp hạ châu có khả năng chữa bệnh viêm gan như phyllantin, hypophyllantin và triacontanal. Tác động chống virus siêu vi B được báo cáo lần đầu tiên tại Ấn độ vào năm 1982. Sau đó, một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này. Theo báo cáo này 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 trong số 37 người đã đạt được kết quả âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu. Ðối với viêm gan siêu vi, diệp hạ châu có khả năng làm hạ men gan, tăng cường chức năng gan và ức chế sự phát triển của virus. Theo các nhà khoa học, những tác nhân gây viêm gan hoặc hoại tử tế bào gan thường bắt đầu từ sự gia tăng quá trình peroxide hoá lipid ở màng tế bào. Do đó, bảo vệ gan phải bắt đầu từ những chất chống oxy hoá có tính năng ức chế qúa trình nầy. Diệp hạ châu có hàm lượng những chất chống oxy hoá hướng gan[iv] có khả năng ức chế rất mạnh quá trình peroxide hoá ở gan. Ngoài ra, những chất nầy còn làm gia tăng hàm lượng Glutathione ở gan làm giảm hoạt động các enzym SGOT và SGPT trong những trường hợp viêm gan siêu vi đang tiến triển. Viêm gan siêu vi B là 1 căn bệnh nguy hiểm đang ảnh hưởng đến trên 300 triệu người trên thế giới mà sự chữa chạy bằng tây y rất tốn kém kể cả những phản ứng phụ không thể tránh được. Do dó, sử dụng diệp hạ châu là một giải pháp đáng lưu ý.

CÂY HY THIÊN

Trên thực tế, diệp hạ châu thường được sử dụng phối hợp với một số thảo dược khác. Điều nầy vừa làm tăng tác dụng chữa bệnh vừa làm dung hoà bớt tính mát của diệp hạ châu. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có nhiều sản phẩm diệp hạ châu dưới hình thức trà, thuốc viên hoặc độc vị hoặc có phối hợp với một số vị khác. Một số trường hợp chỉ cần dùng độc vị diệp hạ châu cũng chữa khỏi viêm gan. Điều quan trọng là cần có sự phối hợp của chế độ ăn ít mỡ, nhiều rau quả và năng vận động.
Trong cơ thể con người, gan có thể ví như 1 nhà máy lọc to lớn có chức năng giải độc cho cơ thể để duy trì các chức năng bình thường của tất cả các cơ quan. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, do môi trường ô nhiễm, do tâm lý căng thẳng và việc tiếp xúc với những hoá chất độc hại cũng như sử dụng nhiều loại hoá dược, gan luôn luôn phải đối phó với nhu cầu cần được sơ tiết và giải độc. Nhiều người cho rằng diệp hạ châu là 1 trong những loại thực vật hàng đầu có thể đáp ứng được yêu cầu nầy.

Kinh nghiệm sử dụng ở nước ta thường phân ra 2 loại diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt. Diệp hạ châu đắng có dược lực cao hơn diệp hạ châu ngọt. Theo y học cổ truyền, vị đắng đi vào kinh Can, Đởm có tác dụng kích thích tiêu hoá, tăng tiết mật. Theo những nghiên cứu của y học phương Tây, diệp hạ châu đắng sẽ có nhiều chất chống oxy hoá thuộc nhóm xanthones hơn. Do đó, dược tính cũng cao hơn. Với diệp hạ châu đắng, liều dùng trung bình từ 10 đến 20g mỗi ngày (dạng phơi khô).

1. Cây chó đẻ thân xanh

Loại này cành ngắn và ít phân nhánh, mặt lá màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn cây chó đẻ thân nhỏ, còn được gọi là “diệp hạ châu đắng” vì khi nhai có vị đắng. Loại này có dược tính mạnh nhất, khi nói về cây chó đẻ thì mọi người thường muốn nhắc đến loài này.

2. Cây chó đẻ thân đỏ

Loài này khi nhai có vị ngọt nên được gọi là diệp hạ châu ngọt. Thân có màu hanh đỏ, màu đỏ đậm nhất ở thân, lá dày và dài hơn cây chó đẻ thân xanh, dược tính không mạnh nên thường không được trồng đại trà.

3. Cây chó đẻ xanh đậm

Loài này có màu xanh đậm, lá thưa, to và rời rạc, chóp nhọn hơn so với 2 loài trên. Loài này không được dùng làm thuốc.

Những tác dụng của cây chó đẻ

Cây chó đẻ vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt… thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.

Tác dụng chữa viêm gan siêu vi B

Bệnh viêm gan siêu vi B là một căn bệnh do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Có khoảng 4.9% người Mỹ mắc bệnh này và ở Việt Nam cũng không phải là hiếm.

Cách làm:

  • 30g cây chó đẻ
  • 12g nhân trần
  • 12g sài hồ
  • 8g chi từ
  • 12g hạ khô tảo

Tất cả xao khô dùng để sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Chữa viêm gan do virus:

Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

2. Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng: cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

3. Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amip, ứ mật, nhiễm độc): cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.

4. Chữa nhọt độc sưng đau: dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.

5. Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.

Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính:

Dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi.

Chữa sốt rét:

  • Cây chó đẻ 8g
  • Thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10 g
  • Bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc, mỗi vị 4g

Đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g

Trị mụn nhọt độc

Mụn nhọt độc thường xuất hiện ở trẻ em vào mùa nóng. Nhọt mưng mủ gây nhiễm trùng có thể phát sốt. Sử dụng cây chó đẻ rửa sạch giã với muối rồi chế với nước đun sôi để nguội, dùng bã đắp lên vùng da bị mụn nhọt còn nước có thể pha thêm đường để uống.

Trị sỏi thận bằng cây chó đẻ

Đây là công bố năm 1990 của trường đại học Y Paulists ở Sao Paulo, Brazil. Công bố này cho biết đã thí nghiệm trên người và chuột và chữa khỏi bệnh sỏi thận sau khi cho uống trà diệp hạ châu từ 1-3 tháng.

9 năm sau, năm 1999 cũng ra đời những nghiên cứu khác chứng minh nước sắc cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành các tinh thể calcium oxalate (tinh thể gây sỏi thận), tăng tiết mật và giãn cơ vùng sinh dục tiết niệu và ống mật. Những tác dụng này giúp ăn mòn những viên sỏi thận và trục xuất chúng ra ngoài qua đường nước tiểu.

Cảnh báo khi sử dụng?

Mặc dù cây chó đẻ có rât nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng bạn cần nắm được những cảnh báo xung quanh việc sử dụng loại cây này để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Không được dùng nếu không bị bệnh gan

Người không bị bệnh gan nếu tự ý sử dụng thì vô cùng nguy hại, bởi đây không phải cây thuốc bổ mà là cây thuốc chữa bệnh. Người có lá gan bình thường nếu sử dụng cây chó đẻ dễ dẫn đến xơ gan, chai gan. Trên thực tế đã có người tự ý sử dụng cây thuốc này phải vong mạng.

Không dùng cây chó đẻ để sắc nước uống hàng ngày

Do được quảng bá là chữa được nhiều bệnh, lại có tính mát nên nhiều người hỏi có được dùng cây chó đẻ để sắc nước uống thanh nhiệt hàng ngày hay không? Và như đã nói, đây không phải cây thuốc bổ nên không được tự ý sắc làm nước uống hàng ngày.

“Mẹ tôi đi khám bệnh được bác sĩ cho biết bị chai gan. Trong vòng 3 tháng mẹ bị vàng da, nghe người bà con giới thiệu uống CCĐ sẽ hết, mẹ liền gọi về Việt Nam nhờ kiếm dùm. Họ phơi khô, xào trong nồi gang, hạ thổ gửi qua Mỹ. Mẹ tôi nấu nước uống trong vòng 1 tháng thìå sụt gần 10kg, khoảng 2 tháng sau bị chảy máu miệng mũi, đi tiêu ra máu, sau đó thổ huyết rồi chết. Vì thế, mọi người phải cẩn thận với CCĐ”. – chia sẻ của một thành viên trên diễn đàn cây thuốc của y sinh Tuệ Lâm (Trường y học cổ truyền Lê Hữu Trác – TPHCM)

Vì vậy, khi không mắc bệnh về gan, tuyệt đối không được lạm dụng trong việc sử dụng, nếu không sẽ bị phá hồng huyết cầu, từ đó suy giảm hệ miễn dịch, hại gan.

Cây chó đẻ gây vô sinh – đúng hay sai?

Lý do nhiều người đồn đoán cây chó đẻ gây vô sinh vì tác dụng co cơ trơn và mạch máu ở tử cung nên nhiều hãng khuyến cáo “không dùng cho phụ nữ có thai“. Về khoa học, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh nước sắc cây chó đẻ gây ra tác dụng phụ này.

Một số hình ảnh về cây chó đẻ

Hoa mọc dưới lá nên gọi là diệp hạ châu

Cây chó đẻ được trồng thành vườn để làm thuốc


Gửi Bình luận

Please login or register to review