Cu Tam Thất Khô miền Bắc

  • Tên sản phẩm: Cu Tam Thất Khô miền Bắc
  • Nhà sản xuất: Benhvienthongminh
  • Dòng sản phẩm: suc khoe
  • Điểm thưởng: 100
  • Số lượng sản phẩm trong kho: 1655
  • 2.200.000đ 2.000.000đ
  • Giá chưa VAT: 2.000.000đ
  • Giá điểm thưởng: 100

Tên khoa học: Panax bipinnatifidus, thuộc họ nhân sâm, sâm ngọc linh (1).

Đây là loài sâm mọc hoang dưới các cánh rừng nhiệt đới, trước kia ở Việt Nam ta có khá nhiều loài tam thất hoang này, tuy nhiên do tình trạng khai thác tràn lan nên tam thất hoang cũng dần trở nên khan hiếm.

Điều đặc biệt là tam thất hoang có hình dáng và công dụng gần tương đương với sâm Ngọc Linh (Loài sâm có giá bán cao nhất trên thế giới) bởi hàm lượng dược chất trong củ và nguồn gốc đặc điểm tự nhiên.

Vì sao loài cây này lại được gọi là tam thất hoang: Bởi đây là một giống sâm tam thất, lại được chủ yếu phát hiện ở môi trường hoang dã, chưa có nơi nào trồng loại tam thất này mà chủ yếu được người dân địa phương đào từ rừng về nên mới được người dân gọi là tam thất hoang. Tam thất bắc

Mô tả hình dáng cây tam thất hoang

Là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có cây tam thất có tuổi đời tới hàng trăm năm. Cũng giống như sâm ngọc linh, mỗi một đốt trên cây tam thất hoang tương ứng với một tuổi.

Lá tam thất hoang

Lá tam thất hoang hình xẻ

Lá tam thất hoang hình xẻ, cuống lá dài khoảng 6 đến 8cm. Lá thuôn nhọn về sau và xẻ với nhiều khe nhỏ.

Hoa tam thất hoang màu trắng, mọc thành trùm ở nách cuống lá.

Quả tam thất hoang hình cầu, mọc thành chùm, khi chín có màu đỏ.

Củ tam thất hoang dài, có nhiều nhánh so le nhau hình khúc khủy, bên trong ruột có màu tím hoặc màu trắng hoặc màu vàng.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học có trong tam thất hoang gồm lượng hợp chất saponin rất cao và một vài dược chất khác. Theo các chuyên gia thành phần hóa học của tam thất hoang gần như tương đồng với sâm ngọc linh và cao hơn một số loại nhân sâm có bán trên thị trường hiện nay (2)

Công dụng của tam thất hoang

Do được lấy ở môi trường hoang dã nên sâm vũ diệp mang rất nhiều những đặc tính quý giá mà ít có loài sâm nào có được (Hầu hết sâm trên thị trường hiện nay đều là loại trồng). Dưới đây là một số tác dụng chính của vị thuốc này theo kinh nghiệm dân gian:

  • Bổ dưỡng, giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
  • Giúp cầm máu, tiêu sưng, giảm vết bầm tím do trấn thương
  • Bổ máu, giúp da dẻ hồng hào hơn
  • Tác dụng giảm mệt mỏi
  • Tác dụng cầm máu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch (3)

Ngoài ra tam thất hoang còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác. Bạn hãy hỏi bác sỹ để biết cách sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Do là một thảo dược hoang dã nên những công dụng quý của tam thất hoang rất nhiều, có những tác dụng chỉ trong quá trình sử dụng chúng ta mới khám phá ra nó.

Củ tam thất hoang tươi

Củ tam thất tươi

Cách dùng tam thất hoang

Có ba cách sử dụng đó là dùng ngâm rượu, dầm mật ong hoặc dùng sắc uống.

Cách ngâm rượu tam thất hoang

Chuẩn bị: 1kg củ tươi, 1 bình thủy tinh miệng rộng, 8 lít rượu gạo 40 độ.

Cách làm: Rửa sạch củ, nhất là các kẽ sao cho sạch đất cát, các nhánh, rễ già úa. Để dáo nước, sau đó tráng qua một lần rượu. Bỏ nguyên cả củ sâm không tháivào bình, đổ ngập rượu sao cho rượu ngập hết sâm trong bình, đậy nắp kín.

Tỷ lệ ngâm: 1kg tam thất hoang tươi ngâm với khoảng 8 lít rượu 40 độ. Ngâm trong thời gian khoảng 3 tháng là dùng được.

Cách dùng: Mỗi ngày dùng khoảng 1 đến 2 ly nhỏ là đủ, không dùng nhiều.

Cách dầm mật ong:

Chuẩn bị: 1kg sâm tươi, 1 lít mật ong, 1 bình miệng rộng

Cách làm: Tam thất tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Đem ngâm với mật ong trong thời gian khoảng 10 ngày là dùng được. Hỗ hợp mật ong tam thất sử dụng hàng ngày, sau bữa ăn, mỗi bữa 1 thìa cà phê sẽ rất tốt cho sức khỏe và làn da.

Cách sắc uống (Thường dùng củ khô).

Củ khô 3 đến 5g hãm nước uống hoặc sắc vưới các vị thuốc khác.

Ai không nen dùng tam thất hoang ?

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ nhỏ dưới 16 tuổi
  • Người huyết hư
  • Người bị tiêu chảy

Là những đối tượng không nên dùng tam thất hoang.

1. Tác dụng của củ tam thất được so sánh quý hơn cả vàng

Trong y học cổ truyền củ tam thất bắc hóa ứ chỉ huyết, hoạt huyết định thống. Đặc trị các chứng xuất huyết ngoài và bên trong nội tạng, té ngã ứ huyết sưng đau.

Trong sách Bản thảo cương mục tập 12 cũng có ghi củ tam thất dùng để chỉ huyết, tán huyết, định thống, chảy máu do tổn thương dao kéo, té ngã hoặc tán bột bôi vào đều cầm máu, chủ thổ huyết, nục huyết, hạ huyết, huyết li, băng lậu, sau sanh huyết ối không ra hết, đau do huyết ứ, mắt đỏ sưng mủ, rắn cắn chảy máu đều cầm được.

củ tam thất bắc khô loại 1
Củ Tam Thất Bắc loại 50 củ / 1 kg

Tại sao nên chọn tam thất loại 50 củ / 1kg

Tam thất bắc loại 50 củ/1kg xem là củ tam thất có chứa đầy đủ thành phần dược tính nhất. Bởi lẽ trong củ tam thất 50 củ vừa đạt độ tuổi trưởng thành 4 -5 năm và được phân tích có chứa 13% thành phần saponin, đây là một hoạt chất vô cùng quý giá tạo nên chất lượng của củ tam thất bắc.

Có 1 điểm cũng rất quan trọng các bạn cần lưu ý nếu củ tam thất bắc quá lâu năm các thành phần dược tính sẽ giảm đi. Vì trong củ tam thất còn 1 phần lõi, lõi này để thời gian càng lâu thì các chất sẽ vôi hóa dần chuyển sang dạng lõi gỗ. Đây cũng là đặc điểm hầu như người bán không hề biết. Nên các bạn cần lưu ý khi chọn địa chỉ mua hàng.

2. Kết quả qua những nghiên cứu y học hiện đại

Nước sắc uống của rễ của tam thất, tam thất tán bột và dịch chiết tam thất đều có công dụng rút ngắn thời gian đông máu và thời gian prothrombin giúp ức chế ngưng tập tiểu cầu (rễ tam thất có khả năng kháng lại hiện tượng giảm prothrombin trong máu thỏ và giảm khả năng máu đông gây thực nghiệm với dicumarol.

– Tam thất bắc đối với hệ thần kinh các thành phần saponin tritterpen nhóm a, b, c, d có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, chống mệt mỏi, tăng khả năng lao động trí óc và chân tay, các saponin nhóm rb giúp an thần gây ngủ. Saponin của tam thất bắc đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

– Tam thất bắc đối với hệ tim mạch: thuốc tiêm có chứa tam thất đối với chó có tác dụng giảm huyết áp, nhịp tim chậm, tăng lưu lượng máu động mạch vành. Tổng saponin của tam thất có tác dụng rõ rệt hạ huyết áp làm chậm nhịp tim, giảm thấp lượng tiêu hao oxy của tim.

– Tam thất bắc đối với hệ chuyển hóa: bột tam thất bắc có tác dụng làm hạ cholesterol, lượng triglycerid trong máu. Saponin nhóm C1 có tác dụng điều tiết hai chiều đối với glycogen tổng hợp và phân giải.

cây tam thất lào cai, bắc hà
Vườn củ tam thất Lào Cai tháng 8

– Tổng Saponin của Tam thất có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein huyết thanh của gan, tăng hàm lượng CAMP và làm giảm hàm lượng CGMP của tế bào cơ tim chuột nhắt, do đó làm tăng rõ rệt tỷ lệ CAMP/CGMP nhưng tam thất bắc nếu được chế biến với nhiệt độ cao ngược lại làm tăng cao cholesterol huyết thanh, Triglycerid, betalipoprotein và làm giảm alpha lipoprotein.

– Tam thất bắc tác dụng đến chức năng miễn dịch: cũng như Nhân sâm, sâm Tam thất có tác dụng hồi phục lại bình thường phản ứng miễn dịch quá thấp hoặc quá cao không làm ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể.

– Đối với tác dụng nội tiết: Rễ tam thất thí nghiệm trên chuột đực và chuột cái với liều dùng là 5g/1kg cho chuột đực và chuột cái uống trong vòng 6 ngày. Chuột cái đã tăng Hoóc môn estrogen còn chuột được thì không thay đổi gì khi dùng ở liều lượng này. Như vậy tam thất bắc có tác dụng hướng sinh dục trên cá thể vật cái.

Trong thời gian gần đây tam thất bắc được sử dụng để tiêu u, hỗ trợ bệnh nhân ung thư đang trong quá trình hóa trị và xạ trị giúp kìm hãm tế bào ung thư và di căn kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư.

Gửi Bình luận

Please login or register to review