Các cách kiêng cữ sau sinh theo khoa học

Ở cữ sau sinh là một trong những điều mà nhiều mẹ bầu lo lắng, đặc biệt với các mẹ lần đầu tiên. Có rất nhiều quan điểm, lưu ý mà các mẹ được nghe hàng ngày như kiêng tắm gội, nằm cạnh lò than,…

7 cách kiêng cữ sau sinh theo khoa học. Có nhiều quan niệm khác nhau về việc kiêng cữ sau sinh, tùy vào mỗi gia đình và tùy vào phong tục vùng miền.


1. Đừng căng thẳng 
Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, sự căng thẳng còn làm ảnh hưởng đến tâm trí và sức khỏe tinh thần của người mẹ mới sinh. Dĩ nhiên em bé cũng bị ảnh hưởng phần nào do bé có thể hấp thụ và cảm nhận trực tiếp từ mẹ: nếu mẹ vui thì con vui, mẹ trầm cảm buồn bã thì con quấy khóc và chậm lớn. Sinh nở được “mẹ tròn, con vuông” là một điều vô cùng hạnh phúc không chỉ với hai mẹ con mà còn với cả gia đình, vậy phải tận hưởng hạnh phúc này một cách thông minh nhất, chứ không nên để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng hay trầm cảm sau sinh rất tội nghiệp cho mẹ và bé.

Hướng dẫn mẹ: Mẹ mới sinh con nên tìm kiếm sự giúp đỡ để giảm tải trách nhiệm mà mẹ đang cáng đáng như chăm sóc nhà cửa, cơm nước, chăm con lớn… Sự phụ giúp của người thân hoặc biện pháp thuê người giúp việc có thể giúp mẹ có thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi thư giãn.
2. Không ăn thức ăn cũ/ lạnh
Cơ thể người mẹ mới sinh còn yếu ớt nên cần tránh ăn các loại thực phẩm được lên men, đồ ăn để qua đêm… Mẹ cũng nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Những đồ ăn này có thể làm mẹ bị tiêu chảy hoặc đầy hơi. Mẹ nên ăn gạo lức, mướp khía, thịt đỏ các loại, cá nước ngọt, rau xanh, trái cây... Không cần kiêng cữ sau sinh quá vì nhiều người bị hậu sản hầu như là do việc ăn kiêng/ăn sai cách hay sinh hoạt kiêng khem quá đà không ra ngoài trời, dẫn đến thiếu vitamin và dễ nhiễm bệnh.

Hướng dẫn mẹ: Mẹ nên ăn đồ ăn mới và nóng, đủ dưỡng chất kèm theo uống nhiều nước để cơ thể sản xuất sữa chất lượng cho con bú.
3. Đừng tập thể dục nặng
Những ngày đầu mới sinh, mẹ sẽ mệt nhưng không mệt tới mức phải kiêng cữ sau sinh quá nhiều. Khi mẹ có thể hoạt động được thì nên trở dậy hoạt động ngay nhưng không được vội vã, “đốt cháy giai đoạn”. Nhiều mẹ vì sốt ruột trước cơ thể sồ sề sau sinh đã bắt đầu luyện tập từ rất sớm, đâu biết rằng tập thể dục khắc nghiệt, đặc biệt là vận động vùng xung quanh bụng, có thể ảnh hưởng đến tử cung, âm đạo và đáy xương chậu. Ngoài ra, tập thể dục nặng sau khi sinh khiến cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và điều này thường làm cho tử cung chậm hồi phục hơn.



Hướng dẫn mẹ: Việc tập thể dục nên được thực hiện dần dần và khởi động bằng những động tác nhẹ nhàng và phải để ý để không làm ảnh hưởng đến vết mổ ở bụng hoặc vết rạch tầng sinh môn. Các bà mẹ sinh tự nhiên có thể bắt đầu vận động từ ngày 2-3 sau khi sinh, nhưng mẹ sinh mổ thì sẽ phải chờ đợi cho đến một tháng sau khi mổ; hoặc vết thương lành lại mới có thể tập những bài tập phức tạp.
4. Đừng nhấc vật nặng

Khi nâng vật nặng, mẹ sẽ phải vận dụng cả cơ bụng, điều này có thể ảnh hưởng đến vết mổ lấy thai hoặc vết thương ở tử cung. Đặc biệt các mẹ sinh mổ phải rất thận trọng bởi vì dù bên ngoài vết thương có vẻ lành lặn nhưng bên trong thì tổn thương chưa lành. Nếu mẹ nâng nhấc vật nặng hay nhón người với đồ trên cao có thể gây tổn thương vết mổ tử cung.



Hướng dẫn mẹ: Thường là sau khi sinh mổ lấy thai, tháng đầu tiên là thời gian phục hồi của vết thương ở tử cung và vết khâu ở bụng. Vì vậy, nâng vật nặng hoặc với tay trên cao sẽ khiến vết thương tổn thương hoặc lâu lành. Mẹ đừng đụng tay vào những việc quá sức, việc của mẹ lúc này là nuôi con bằng sữa mẹ thật tốt.
5. Không quan hệ tình dục
Cơ thể cần khoảng thời gian 20 ngày đến 1 tháng để hoàn toàn gột sạch sản dịch sau khi sinh, cho nên “chuyện ấy” lúc này là không nên. Hơn nữa, sex sau khi sinh con không phải là điều sung sướng dễ chịu gì đối với người mẹ bởi vì mẹ vẫn còn đau và cơ thể chưa tiết đủ hormon để có thể khiến hoạt động tình dục được trơn tru. Chưa kể quan hệ tình dục sớm có thể bị rách vết thương, gây nhiễm trùng vùng kín.



Hướng dẫn mẹ: Bạn phải kiêng cữ sau sinh ít nhất sáu tuần sau khi sinh để cơ thể trở lại bình thường rồi hãy quan hệ tình dục. Mang thai, sinh con và chăm con khiến người mẹ mệt mỏi, căng thẳng, giảm ham muốn. Chưa kể mẹ còn khô hạn do cơ thể tạm ngưng rụng trứng, nên quan hệ lúc này sẽ rất đau rát. Mẹ có thể chờ đến 8 tuần sau sinh, hoặc khi nào mẹ sẵn sàng.
6. Không uống rượu, các thực phẩm kích thích:
Mẹ mới sinh nở cần kiêng cữ sau sinh tránh uống các loại đồ uống có chứa cồn, các đồ uống kích thích, bởi vì rượu, bia, nước tăng lực có thể dẫn đến huyết áp cao; chưa kể khi mẹ đang cho con bú, rượu mà mẹ hấu thu vào cơ thể sẽ được pha trộn với sữa, ảnh hưởng đến con. Ngoài ra, rượu có thể làm giảm 23% lượng sữa mẹ và làm cho bé chậm lớn, còi cọc và yếu ớt.



Hướng dẫn mẹ: Mẹ nên uống các loại nước lành mạnh như nước lọc pha ấm với gừng và mật ong, sữa và nước trái cây để giúp cơ thể mẹ và con được khỏe mạnh.
7. Không sử dụng thuốc bừa bãi
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không nên dung nạp hay kiêng cữ sau sinh bất cứ loại thuốc kháng sinh, hay thuốc trị mụn có chứa steroid, chất kích thích hormone, các loại thuốc điều trị bệnh cũng như trong các loại dược phẩm khác như thuốc ngủ, thuốc giảm đau… Lý do thật dễ hiểu: con sẽ dung nạp bất cứ loại thuốc nào mẹ uống vào cơ thể mẹ thông qua dòng sữa; mà thuốc tây không dành cho trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn mẹ: Nếu mẹ cần dùng thuốc, mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhằm ngăn chặn những tác động mà thuốc có thể gây ra cho em bé. 







Để hiểu sâu hơn về vần đề này, bác sĩ chuyên khoa sản Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội) có đôi lời nhắn nhủ đến các mẹ:

- Để chăm sóc mẹ sau sinh thường cần chú ý điều sau:
Giờ đầu tiên sau khi sinh, các bà mẹ được theo dõi dấu hiệu sau sinh. Nguyên tắc sau sinh các mẹ không được nằm gối cao trong vòng 8 giờ đầu để máu có thể tuần hoàn đến não, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6-8 giờ đầu (vì sau khi vượt cạn cơ thể chúng ta vừa mất sức lực cũng như lượng máu lớn nên nếu nằm gối quá cao máu sẽ không lưu thông lên não). Trường hợp sản phụ có dùng biện pháp đẻ không đau trong lúc sinh thì có thể đứng dậy đi lại sau 1 ngày; những sản phụ không gây tê ngoài màng cứng thì có thể vận động 6 giờ sau đó.

Sang ngày hôm sau, sản phụ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch, nên sử dụng vòi hoa sen và thời gian tắm nhanh, không quá 20 phút, nhằm giúp cơ thể vệ sinh tốt, tạo thông thoáng cho các lỗ chân lông, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra lúc chuyển dạ.

Sau sinh, sản phụ sẽ có hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, bà mẹ cần thay băng vệ sinh thường xuyên, không nên để quá 6 giờ vì có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong thời gian nằm viện, sản phụ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều. Khi về ở nhà các mẹ phải vệ sinh vùng kín hàng ngày như ở trong viện.

- Sau khi đẻ thì cần ăn kiêng cữ gì?
Thực sự chúng ta không nên kiêng khem quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2-4 giờ sinh thường, các món ăn cần nấu chín và ăn nóng. Sản phụ cần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bữa ăn nên đủ cả 3 nhóm chất cơ bản. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây có tính lành như: Đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… Các mẹ nên tránh ăn các đồ ăn lạnh, đồ chưa chín kỹ…
Những trường hợp mẹ ít sữa hay không có sữa, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước, thì cần phải ngủ đủ giấc, trung bình 8-9 giờ/ngày, chính trong giấc ngủ sẽ giúp bài tiết sữa nhiều hơn.

- Bó bụng sau sinh có tốt không?
Sau khi sinh sản phụ cần quấn bụng vừa phải để sản dịch nhanh ra hết sẽ tránh được những trường hợp viêm nhiễm.
Có những trường hợp sản phụ quấn chặt từ hông đến bụng hi vọng làm như vậy có thể khiến hình thể trở lại ngày xưa. Điều này là không tốt vì gây khó chịu cho cơ thể mỗi khi hoạt động, làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản. Việc làm này khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phần phụ, hội chứng tụ máu trong khoang chậu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

- Sau khi sinh sản phụ có nên kiêng xem ti vi, máy vi tính không?
Thông thường sau quá trình vượt cạn cơ thể của mỗi sản phụ rất mệt mỏi, chính vì thế cần tuyệt đối được nghỉ ngơi, không nên xem ti vi hay nghe nhạc, đọc báo, nghe điện thoại quá sớm…
Một khi cơ thể chưa được phục hồi thì việc xem tivi hay đọc báo quá sớm có thể gây hại cho thị giác, khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực… Điều này nó sẽ tác động đến hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe sản phụ trong lúc này.

- Quan niệm sản phụ đẻ xong tránh nói to để sau này không phải nói nhịu; có đúng không?
Sau khi sinh nở, rất nhiều chị em mắc phải tật nói nhịu, nói nhiều, hay quên. Hầu hết các mẹ đổ tại không kiêng cữ. Bởi các cụ vẫn thường dặn gái đẻ phải ở trong phòng kín, nói ít, nói nhỏ, ai gọi cũng không được thưa để phòng tật nói nhịu. Đây là quan điểm sai lầm vì nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc. Không riêng gì chị em phụ nữ mà ngay cả người không sinh nở hay cả phái mạnh đôi lúc cũng bị. Đơn giản những chị em sau sinh tránh nói to, nói nhiều để không bị mất sức mà thôi.

- Sản phụ sau sinh đã dùng rượu nghệ để bôi lên da, việc này có tác dụng không?
Hiện nay có rất nhiều chị em sau sinh dùng rượu nghệ để bôi lên da hay dùng xông mặt với mong muốn mình có làn da đẹp sau này. Nghệ là bài thuốc chống viêm, liền sẹo, dưỡng da rất hiệu quả. Vì thế, đối với phụ nữ sau sinh, việc sử dụng nghệ để bôi lên da cũng phải rất cẩn thận vì rượu nghệ cũng rất nóng, nếu chúng ta bôi quá dày hay dùng nhiều lần trong ngày có thể gây tổn thương da.

Vì vậy muốn được an toàn thì chị em trước khi quyết định dưỡng da bằng phương pháp nào nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Các món ăn giúp lợi sữa sau sinh cho sản phụ

  1. Móng giò hầm táo đen
  2. Cháo chân giò heo, thông thảo
  3. Giò heo canh bí đỏ hoặc bí xanh
  4. Móng giò heo với đu đủ xanh
  5. Canh mướp chân giò heo
  6. Quả sung nấu với chân giò heo
  7. Đương quy hầm thịt dê
  8. Cháo thịt nạc, tôm tươi.
  9. Đậu phộng (lạc) hầm với bí đỏ
  10. Giá xào tôm
  11. Gỏi mít non
  12. Canh tôm rau đay
  13. Rau lang luộc
  14. Canh cá chép đậu đỏ
  15. Cháo chân chó
  16. Canh rau đay
  17. Canh súp khoai tây, cà rốt, sườn non
  18. Canh bắp cải cuộn thịt bằm
  19. Canh bao tử hầm hạt sen
  20. Canh gân bò, củ sen, đậu hà lan
  21. Canh đuôi heo củ sen, đậu phộng
  22. Canh thịt bò rau răm
  23. Rau củ luộc kèm mắm kho quẹt

Các món canh lợi sữa cho mẹ sau sinh

  1. Canh rau ngót thịt bằm
  2. Canh tần ô/Xà lách son thịt bằm
  3. Canh bó xôi thịt bằm
  4. Canh khoai mỡ thịt bằm
  5. Canh đậu hủ lá hẹ thịt bằm
  6. Canh ngải cứu trứng gà ta
  7. Canh rong biển trứng gà ta
  8. Canh đậu hủ non, thịt bằm, nấm đông cô tươi

Các món thịt lợi sữa cho sản phụ sau sinh:

  1. Thịt nạc hoặc chả lụa kho tiêu/ kho nghệ tươi
  2. Cá lóc hoặc cá cơm kho tiêu
  3. Cá bống dừa kho nghệ
  4. Cá kèo kho rau răm
  5. Gà ta kho nghệ hoặc kho gừng
  6. Sườn non hoâc sườn cốtlêt ram
  7. Trứng gà ta chiên thịt bằm ngải cứu
  8. Bắp bò kho gừng
  9. Giò heo kho nghệ hoặc đậu phộng
  10. Đậu hủ non sốt trứng, nấm đông cô
  11. Đậu hủ kho nấm rơm
  12. Lươn ruộng xào lăn
  13. Chim cút rôti
  14. Bồ câu ra ràng rôti

Thức uống lợi sữa, món tráng miệng lợi sữa:

  1. Nghệ tươi và chuối xiêm
  2. Nước rau ngổ lưu thông máu huyết, trị đau bụng sau sinh thường
  3. Chè đu đủ chưng đường phèn lợi sửa, nhuận tràng
  4. Chè đậu đỏ sữa tươi lợi sữa, giảm đau lưng
  5. Chè đậu đen lợi sữa, giảm đau lưng
  6. Chuối sáp luộc lợi sữa

Các món ăn bổ dưỡng cơ thể cho bà mẹ sau sinh

  1. Gà tần thuốc bắc
  2. Gà hầm hạt sen
  3. Cá diếc hầm thuốc bắc
  4. Thịt bò hầm
  5. Cháo táo mèo
  6. Dạ dày lợn hầm hạt sen
  7. Cháo đậu xanh
  8. Cơm rượu hấp lòng đỏ trứng gà
  9. Gà ác tiềm thuốc bắc
  10. Gà ác tiềm tam thất
  11. Gà ác tiếm sâm tươi Đà Lạt
  12. Bồ câu tiềm thuốc bắc
  13. Bồ câu tiếm táo đỏ hạt sen
  14. Bồ câu tiềm tam thất
  15. Bồ câu tiềm sâm tươi Đà Lạt
  16. Tim heo tiềm thuốc bắc hoặc Tam Thất

Sau sinh phải nằm than

Quan niệm ngày xưa của ông bà cho rằng phụ nữ sau sinh phải nằm than để phòng lạnh. Đây là kiêng cữ sau sinh đã quá lỗi thời. Các bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng cách giữ ấm không hợp lý này, bởi trong khói than chứa rất nhiều khí CO2 ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Hơn nữa, làn da em bé mới sinh quá mỏng manh và yếu ớt. Chỉ cần tác động nhiệt quá nóng cũng đủ làm bé bị bỏng nhẹ, hoặc rôm sảy. Với các bé sinh mổ, nhiệt độ phòng quá nóng có thể làm chậm quá trình tống đàm nhớt ra ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

Đã có rất nhiều trường hợp tử vong vì ngạt khí CO2 do nằm than sau sinh nở nên chị em cần bỏ ngay quan niệm ở cứ sau sinh này.

Kiêng tắm gội quá lâu

Kiêng tắm gối 3-5 ngày sau sinh có thể được chấp nhận, nhưng cấm suốt cả thời gian nằm cữ đến 2 tuần hay cả tháng là quá vô lý. Tình trạng vệ sinh không sạch sẽ kéo dài tạo điều kiện cho mụn nhọt xuất hiện, vi khuẩn có cơ hội phát triển, tấn công vào cơ thể đang còn yếu của phụ nữ sau sinh.

Mẹ chỉ nên kiêng tắm gội tối đa là 3-5 ngày sau sinh. Trong thời gian đó, chị em cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ với nước ấm. Về đầu tóc, mẹ nên sử dụng dầu gội khô để tránh tình trạng dính bết khó chịu, rất dễ làm bạn nhức đầu. Sau khi cơ thể đa khỏe dần, mẹ có thể tắm bình thường, với nước ấm, dưới vòi hoa sen, ở nơi tránh gió. Tuyệt đối không tắm bồn, bởi nguy cơ nhiễm trùng và cảm lạnh rất cao.

Ăn uống khô khan

Thực đơn ăn uống sau sinh của các mẹ thường khá nhàm chán, chủ yếu là cơm trắng với thịt kho khô, móng giò, trứng… Tình trạng ăn uống nghèo nàn kéo dài rất có thể làm cả mẹ lẫn bé rơi vào chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là bé sơ sinh.

Thực tế, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn ăn uống càng nhiều càng tốt. Bổ sung nhiều loại dưỡng chất, các nhóm thực phẩm đa dạng. Chỉ thiên về một số món nhất định rõ ràng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cho con bú. Chị em chỉ cần nhớ nguyên tắc ăn chín, uống sôi trong thời gian ở cữ sau sinh là được.

Kiêng đánh răng

Nếu sợ đánh răng sau sinh sẽ gây ra chứng ê buốt răng về sau, mẹ có thể dùng nước ấm để súc miệng. Tuyệt đối không kiêng cữ vệ sinh răng miệng sau sinh, bởi chế độ ăn uống bổ dưỡng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn răng miệng sinh sôi nảy nở.

Mẹ cũng có thể chọn loại bàn chải mềm để đánh nhẹ nhàng, sẽ không ảnh hưởng gì đến chân răng.

Bs Châu-benhvienthongminh