Nhộng tằm: Món ăn vị thuốc bổ dưỡng

Y học cổ truyền xem nhộng tằm là vị thuốc có tên cương tằm, bạch cương tằm... Theo lương y Vũ Quốc Trung, nhộng tằm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Hàm lượng protid của nhộng tằm cao, gồm nhiều a-xít amin. Trong Đông y, nhộng tằm còn là một vị thuốc có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Trẻ em ăn nhộng tằm rất tốt vì có nhiều can-xi và photpho giúp cơ thể phát triển và phòng chống được bệnh còi xương. Người cao tuổi bị yếu thận, liệt dương hay tiểu tiện són, táo bón dùng nhộng tằm thường xuyên cũng cải thiện sức khỏe.

http://www.benhvienthongminh.com

Đông y cho rằng khi dùng nhộng tằm, thường người ta dùng nguyên con, và vì nguyên con nên nhộng có đầy đủ nguyên khí, có tính bổ dưỡng cao.

Trong y học cổ truyền, nhộng tằm có tên thuốc là tàm dũng, có vị mặn, ngọt, bùi béo, tính bình, không độc, bổ dưỡng, nhuận tràng.

Nhộng là thực phẩm quý, đặc biệt bổ dưỡng vì có hàm lượng protein cao. Có 2 loại nhộng được sử dụng làm thực phẩm phổ biến là nhộng ong và nhộng tằm.

Theo sử sách ghi lại, món nhộng xuất hiện lần đầu trong bữa tiệc cách nay hơn 1.400 năm.

Trong những năm gần đây, người dân Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác đã bắt đầu đưa nhộng vào thực đơn và coi như một món ăn mới.

Tại châu Á, trong món ăn dân gian truyền thống, nhộng được xem là món ăn hàng ngày đồng thời là vị thuốc quý hỗ trợ trị liệu.

Nhộng - thực phẩm chữa được nhiều bệnh

Trong cuốn sách cổ thời Đường (Trung Quốc) "Bị cấp thiên kim yếu phương" ghi lại rằng "nhộng có thể ích tinh khí, làm cho nam giới mạnh mẽ, xung mãn, điều trị xuất tinh sớm…"

Trong cuốn sách thời nhà Minh (Trung Quốc) "Bản thảo cương mục" ghi "nhộng có thể điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng, dài cơ, giải nhiệt, tẩy giun sán".

Trong sách "Y lâm soạn yếu" ghi lại "nhộng có thể điều hòa dạ dày, lá lách, trừ thấp khớp, có tác dụng cương dương, chống co giật, an thần, ích tinh bổ dương và các bệnh khác".

Trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước, còn lại có đến 13g protid; 6,5g lipid và cung cấp tới 206 calo. Bên cạnh đó, nhộng tằm còn là một loại thức ăn nhiều vitamin (vitamin A, B1, B2, PP, C... Đặc biệt, thực phẩm này còn có nhiều acid amin thiết yếu như valin, tyrosin, trytophan... và các chất khoáng, nhất là canxi (40mg) và phospho (109mg). Một số nghiên cứu cho thấy 1kg nhộng tằm tươi có lượng protein tương đương với 2,8kg trứng gà. Hàm lượng protid trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều acid amin quan trọng như leucin, isoleucin, lysin, threonin, cystein, phenylalanin, tyrosin, valin, arginin, alanin, glycin, serin… tương đương với các loại protein động vật khác.

Nhộng tằm

Đông y cho rằng khi dùng nhộng tằm, thường người ta dùng nguyên con, và vì nguyên con nên nhộng có đầy đủ nguyên khí, có tính bổ dưỡng cao.

Nhộng tằm có hàm lượng đạm rất phong phú, lại là thứ đạm dễ tiêu hóa. Chất béo của nó cũng không ít, vì vậy xét về mặt dinh dưỡng, nó rất thích hợp để làm món ăn.

Hỗ trợ trẻ em mau lớn: trẻ em ăn nhộng tằm rất tốt vì canxi và phospho trong nhộng rất cần cho cơ thể đang lớn của trẻ chống còi xương.

Trị phong thấp, đau nhức khớp xương, tê bại: khi nhắc đến nhộng tằm, hầu như người ta chỉ nhắc đến yếu tố bổ dưỡng do con nhộng tằm đem lại, thế nhưng, ít người biết rằng nhộng tằm còn được dùng đối với chứng phong thấp, đau nhức khớp xương.

Sách Trung dược học ghi chép là con nhộng tằm đem xào ăn, có thể trị phong.

Dân gian từ lâu đã biết nhộng tằm có công dụng trị phong, cho nên khi thấy tứ chi, gân cốt bị phong, nhức mỏi, tê, hoặc bị chứng đầu phong, chóng mặt, người ta thường dùng nhộng tằm nấu với rượu để ăn chữa bệnh. Người không ăn được nhộng tằm, dùng nó nấu với rượu, rồi lấy rượu đó xoa bóp, cũng có hiệu quả trừ phong, trừ đau nhức rất tốt.

Trước đây, ở một số vùng nông thôn, người ta thường trồng dâu để lấy tơ dệt lụa. Tuy nhiên, nông dân nên họ thường họ kết hợp với công việc ruộng đồng vì vậy nông dân phải làm việc cực nhọc suốt năm. Nhất là khi tằm ăn lên, họ phải làm việc cật lực suốt đêm ngày để hái dâu. Ban ngày thì bị nắng nóng (ngoài đồng ruộng), ban đêm bị sương lạnh (săn sóc cho tằm), khi ươm tơ, hai tay lại thường bị ướt. Hoàn cảnh và công việc như trên rất dễ bị chứng phong thấp, đau nhức khớp xương… Thế nhưng, có điều khá lý thú là trong những gia đình làm nghề nuôi tằm, trồng dâu, rất ít khi thấy ai bị phong thấp, nhức mỏi, tê bại. Kể cả chứng đầu phong, chóng mặt của phụ nữ cũng rất ít có… Người ta cho rằng, đó là hiệu quả do họ thường ăn nhộng tằm. Vì vậy, tại các địa phương có nuôi tằm, người ta thường nhắc đến câu ngạn ngữ: “Nhà nào có nhộng tằm, suốt năm không sợ thương phong”. Theo Đông y, những bệnh do “phong” gây ra khá nhiều, như chứng tê phong thấp kinh niên, chứng đầu phong chóng mặt, đều là loại bệnh do phong gây ra.

Bồi bổ thận, trị liệt dương, tiểu nhiều: dùng thông thường là cho nhộng vào cháo nóng, nhất là cháo nấu chim sẻ, chim cút (dùng cho người liệt dương, yếu sinh lý); rang nhộng với hành mỡ hay xào nhộng với lá hẹ, mộc nhĩ, ăn với cơm (dùng cho người già yếu). Liều dùng hằng ngày: 50 - 100g chia làm 2 - 3 lần.

Bồi bổ cho người lớn tuổi, thận khí suy yếu: nhộng tằm 200g, hoa hẹ 10g, nước mắm, dầu ăn vừa đủ. Nhộng tằm rửa sạch cho vào nồi, cho nước mắm vừa đủ, đun nhỏ lửa cho tới khi khô, cho dầu ăn vào, bật to lửa và cho hoa hẹ đã rửa sạch vào. Sau đó bắc ra ăn ngay.

Theo Đông y, nhộng tằm có nguyên khí đầy đủ và thận khí vượng, dùng để trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương... Hoa hẹ giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, đau hai bên hông, nhức mỏi trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm. Hoa hẹ cũng tốt cho các bệnh nhân tiểu són, đi tiểu nhiều lần. Kết hợp nhộng tằm và hoa hẹ với nhau sẽ có tác dụng tốt cho sức khỏe, cả hai đều có tính bồi bổ thận. Đây là bài thuốc bổ thận rất tốt, dễ kiếm và rẻ tiền.

Hỗ trợ trị đái tháo đường: sách Đông dược xưa cho rằng, nhộng tằm có thể trị chứng “bứt rứt” và “làm hết khát nước”. Đông y gọi bệnh đái tháo đường là tiêu khát. Phế nhiệt gây nên khát nước, là một yếu tố thường gặp trong bệnh đái tháo đường, còn bứt rứt là do nhiệt nung đốt trong cơ thể.

Người Nhật Bản khi trị bệnh đái tháo đường dùng nhộng tằm trong toa thuốc.

5 món ngon, bổ dưỡng chế biến từ nhộng tằm

Nhộng rang lá chanh

Nhộng mang hương vị đậm đà khi được chế biến với hương lá chanh nồng nàn, tạo sự kích thích về khứu giác và vị giác.


Nhộng rang lá chanh. Ảnh: Internet

Nguyên liệu: Với 300g nhộng, lá chanh Bắc: 7 lá, hành tím băm, hành lá, tiêu, muối, đường, nước mắm, bột ngọt, Mayonnaise

Cách làm: Nhộng rửa sạch, chần sơ, để ráo; Lá chanh rửa sạch, để ráo, cắt thật nhuyễn. Hành lá cắt nhỏ. Rang thơm hành tím, cho nhộng vào rang, nêm ½ thìa bột ngọt, 1 ít muối, 1/3 thìa tiêu, ½ thìa đường, 1 thìa nước mắm, cho hành lá vào, tiếp tục cho 2 thìa xốt mayonnaise vào xóc đều, tắt bếp. Thêm lá chanh vào trộn đều.

Nhộng tằm chiên xù 

Nhộng ngon, giàu chất đạm, giá trị dinh dưỡng gấp 2 lần thịt, 4 lần so với trứng, 10 lần so với sữa. Nhộng giúp bồi bổ gan, thận, là món ăn tốt cho đàn ông

Nguyên liệu: 500g nhộng, 1 gói bột cà ri, 2 quả trứng gà, 1 thìa súp xốt tương cà chua, 100g bột rán xù, 1 thìa cà phê hạt nêm, 50g rau cải xanh, Rau mùi, Dầu ăn.

Cách làm: Nhộng rửa sạch, vớt để ráo. Đập trứng vào tô, cho hạt nêm, cà ri vào rồi đánh tan đều. Nhúng nhộng vào trứng, lăn qua bột xù rồi thả vào chảo dầu chiên vàng, giòn. Nhộng chín cho vào lá cải xanh, quấn lại. Dùng kèm với tương cà chua. Khi bày ra đĩa trang trí với rau mùi thêm hấp dẫn.

Nhộng tằm xào lá lốt

Nhộng tằm xào lá lốt vừa béo vừa thơmHương vị bùi, béo của nhộng tằm hòa trong cái hương thơm thanh mát của lá lốt mang đến cho bạn món ăn ngon miệng trong ngày nắng nóng.

Nhộng tằm là nguyên liệu chính chế biến nên nhiều món xào ngon miệng. Ảnh: D.H.

Cách làm: Nhộng tằm mua về rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước. Sau đó cho nhộng vào ướp thố, ướp với một tí gia vị như muối, nước mắm, hạt nêm, đường trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Lá lốt chọn lá tươi, non, rửa sạch, thái nhỏ.

Phi thơm dầu phộng với hành băm rồi cho nhộng vào xào nhanh tay, xào cho nhộng săn lại. Cho tiếp lá lốt vào đảo đều trong khoảng hai phút để món ăn dậy mùi thơm. Cần đảo nhẹ tay để không làm nhộng bị dập. Nêm lại gia vị cho vừa ăn, rắc lên ít tiêu bột rồi tắt bếp.

Nhộng xào lá lốt có vị béo, bùi của nhộng quyện cùng vị tươi non và hương thơm thoang thoảng của lá lốt, ăn kèm cơm nóng rất ngon và lạ miệng. Ngoài ra, đây còn lá món lai rai rất lý tưởng khi kèm thêm vài cái bánh tráng nướng.

Nhộng trộn xoài xanh

Nguyên liệu: 200g nhộng, 1 quả xoài xanh, 1 củ cà-rốt, rau thơm, 100g lạc rang. 2 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê tỏi xay, 1/2 thìa cà-phê ớt xay, dầu ăn.

Cách làm: Nhộng rửa sạch, vớt ra để ráo. Xoài xanh gọt vỏ, bào từng lát mỏng, dùng dao răng cưa thái sợi để có hình dáng đẹp mắt. Cà-rốt bào vỏ, thái sợi tương tự xoài, chần sơ qua nước sôi.

Bắc chảo lên bếp, đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, phi thơm tỏi xay, cho nhộng vào, nêm hạt nêm vừa ăn, rang đến khi nhộng khô lại là được.

Hòa tan các nguyên liệu làm nước trộn. Cho xoài xanh, cà-rốt và rau thơm thái nhỏ vào thố, rưới nước trộn vào, trộn đều.

Cho nhộng xào ra đĩa. Có thể trộn chung với gỏi xoài xanh, cà-rốt khi ăn hoặc dọn riêng, rắc lạc rang. Dùng làm món khai vị. Để món ăn ngon hơn, bạn không nên rang nhộng quá giòn.

Nhộng Xào Ngô

Lót xà lách vào bát, cho nhộng lên, dùng nóng với cơm. Ảnh: Internet

Nguyên liệu: 100gr nhộng, 150gr hạt ngô (bắp), 2 củ hành tím, hành lá, 1 thìa súp tỏi xay, bột nêm, đường, tương ớt.

Cách làm:  Rửa sạch nhộng qua nước nóng, để thật ráo nước. Luộc chín hạt ngô, vớt ra để ráo. Thái hành tím thành múi cau cỡ vừa. Rửa hành lá, cắt khúc ngắn. Đun nóng dầu, phi thơm tỏi và hành củ, cho nhộng vào xào. Đảo hỗn hợp trong 5 phút, cho ngô vào xào cùng. Tiếp tục đảo ngô thêm 5 phút, nêm gia vị vừa ăn, rắc hành lá vào.

Lưu ý khi mua và chế biến nhộng tằm

Dễ gây ngộ độc: Trong nhộng tằm có chứa nhiều protein (đạm), không thể bảo quản được lâu, dễ bị ôi thiu. Một khi nhộng tằm không được bảo quản tốt, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.

Khi mua nhộng và chế biến: 

Mua nhộng còn tươi, không để lâu và có nguồn gốc rõ ràng.

Chọn nhộng tằm có màu vàng ươm, thịt trắng ngà, các đốt trên thân không bị rời ra, còn nhộng tằm để lâu thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau.

Không nên chọn loại nhộng tằm có kích thước quá to, vì rất có thể chúng đã bị tẩm các chất hóa học để trông căng tròn, bắt mắt.

Nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 - 5oC.

Nhộng ngâm rượu trắng

Nhộng ngâm rượu là đồ uống tốt cho nam giới (Ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Nhộng: 100 gram, rượu gạo 500ml.

Thực hiện: - Nhộng rửa sạch, để ráo nước, sao khô. Cho vào rượu ngâm khoảng 1 tháng thì uống được. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 15ml.

- Món này có tác dụng chữa trị bệnh tì vị mệt mỏi, cơ thể lao lực, ích gan lợi thận, hỗ trợ điều trị liệt dương, rất tốt cho những người bị di tinh, lá lách và dạ dày suy nhược.

Món nhộng hầm táo tàu:

Táo tàu khô (Ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Táo tàu: 20 quả, nhộng 100 gram.

Cách làm:

- Táo tàu bỏ hạt, nhộng rửa sạch cho vào nồi hấp, thêm lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa và hấp khoảng 1-2 giờ, khi chín mềm thì ăn cùng gia vị.

Nếu bạn dùng nước đường để hấp thì có thể nấu thành súp hoặc cháo ngọt. Thích hợp cho những người lá lách yếu, suy dinh dưỡng, thiếu cân, mệt mỏi, khô miệng, khát nước…

Ngoài ra, món này cũng có thể sử dụng cho những người bị nóng trong hoặc nhiệt một số bộ phận trên cơ thể, trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Trẻ bị bệnh lao, ra mồ hôi ban đêm, đau tim hoặc tâm trí hỗn loạn, mất ngủ.

Những người bị cảm lạnh phát sốt thì lưu ý là không nên ăn món này.

Nhộng xào hẹ

Nhồng nên xào cùng hẹ để thành một món ăn thuốc quý (Ảnh minh họa)

Nguyên liệu:

Nhộng 50 gram, hẹ 200 gram, gia vị thích hợp.

Cách làm:

Xào nhộng chín tới, cho thêm hẹ cắt khúc vào, thêm gừng tươi, muối, bột ngọt, đảo đều và ăn nóng.

Cách nấu này rất tốt cho những người bị cholesterol cao, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, liệt dương, táo bón.

Uống nhộng nguyên kén

Nhộng nấu cùng kén sẽ thành vị thuốc tốt (Ảnh minh họa)

Nguyên liệu:

Nhộng 15-30 gam, kén: 5 cái.

Cách làm:

Cho nhộng và kén vào nước với lượng vừa uống, sắc lên thành món nước nhộng, dùng để uống như uống nước hoặc canh.

Món này dùng làm đồ uống cho trẻ em bị sốt, khát nước, nóng trong tim, tâm trạng bất ổn, sợ hãi khóc đêm không ngủ và một số tác dụng khác.

Nhộng hấp hạt óc chó

Hạt óc chó (Ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Hạt óc chó 150 gam, nhộng 80 gram, quế 5 gam.

Cách làm:

Rửa rạch quế, tán thành bột mịn. Nhộng rửa sạch, xào sơ qua, cho quả óc chó vào bát, thêm nước vừa đủ.

Trộn hỗn hợp trên theo cách khuấy đều, sau đó hấp cách thủy đến khi chín thì sử dụng.

Mỗi ngày ăn một lần, có tác dụng tốt với những người tinh huyết không đủ, đau lưng mỏi eo, tiểu đêm, liệt dương, râu tóc bạc sớm và bệnh lao phổi.

Nhộng hầm ô mai mận

Ô mai mận đen (Ảnh minh họa)

Nguyên liệu:

Nhộng 20 con, ô mai mận 5 gram.

Cách làm:

Đun nhộng và ô mai mận cùng nhau thành món nước như canh. Thêm chút đường trắng vừa đủ để dễ ăn. Món này được xem là "bí quyết" để chữa bệnh trẻ bị đái dầm.

Có thể nói, nhộng là thực phẩm phổ biến, rẻ tiền, rất giàu protein, chất diệp lục, dầu béo, là thực phẩm bổ thận tráng dương, quý ông bất lực hoặc yếu sinh lý nên ăn thường xuyên.

Những người có cơ địa hay dị ứng không nên ăn nhộng tằm vì trong chúng cũng chứa một số histamin dễ gây mẩn ngứa.

Ăn nhộng tằm khoảng 2-3 bữa/tháng là đủ./.

Lương y HOÀNG DUY TÂN